Khoản 1 Điều 3 Luật công nghệ cao năm 2008 quy định về khái niệm công nghệ cao như sau: Công nghệ cao được hiểu là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Các ngành công nghệ cao ở Việt Nam?
Hiện nay, nước ta đang áp dụng các dự án công nghệ cao trong nhiều ngành như nông nghiệp, y tế, chế tạo hay tự động hóa… với mục đích nhằm phát triển đất nước. Trong đó, tiêu biểu nhất kể đến là nông nghiệp và công nghiệp
Điều kiện xác định tiêu chí một doanh nghiệp công nghệ cao:
Điều 18 Luật công nghệ cao năm 2008 quy định về các tiêu chí sau đây:
– Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật công nghệ cao năm 2008
– Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành
Tình hình phát triển công nghiệp công nghệ cao:
Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đầu tiên, công nghiệp năng lượng, sẽ phát triển các hệ thống phát điện dùng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt; hệ thống tấm quang điện (PV) hiệu suất cao và thân thiện môi trường; hệ thống, thiết bị lưu giữ nhiên liệu khí mật độ năng lượng cao; hệ thống, thiết bị lưu trữ năng lượng tái tạo hiệu năng cao, dung lượng lớn. Đồng thời, phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện truyền tải, hình thành lưới điện truyền tải thông minh, mức độ tự động hóa cao; phát triển các công nghệ khoan thế hệ mới trong thăm dò dầu khí…
Thứ hai, về công nghiệp sinh học, phát triển các hệ thống thiết bị, công nghệ thế hệ mới ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến và bảo quản thực phẩm quy mô công nghiệp; xây dựng, hình thành các sản phẩm cảm biến sinh học sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp môi trường, tương tác người và máy, điều khiển, quản lý các quá trình trong công nghệ sinh học; chip sinh học; số hóa công nghệ sinh học, thực phẩm…
Thứ ba, công nghiệp điện tử – công nghệ số, phát triển các hệ thống thiết bị, phần mềm, giải pháp, nền tảng, dịch vụ cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên; các hệ truyền động điện công nghiệp; các thiết bị điện tử công nghiệp, dân dụng tiên tiến; phát triển và triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số tiên tiến khác trong lĩnh vực thương mại điện tử…
Thứ tư, công nghiệp chế tạo và tự động hóa, tập trung phát triển các công nghệ chế tạo – tự động hóa tiên tiến, tích hợp với các công nghệ 4.0 như công nghệ in 3D, dữ liệu lớn, công nghệ mô phỏng thực tế – ảo… nhằm từng bước xây dựng công nghiệp chế tạo thông minh thành một ngành công nghiệp mũi nhọn.
Khuyến khích thành lập doanh nghiệp công nghệ cao:
– Tổ chức khoa học và công nghệ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên được thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao
– Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
+ Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao
+ Góp một phần tài sản nhà nước của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao
+ Các ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao
– Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật công nghệ cao năm 2008.
Ngành nông nghiệp công nghệ cao:
Thế nào là ngành nông nghiệp công nghệ cao?
Nông nghiệp công nghệ cao thực tế hiểu là một nền nông nghiệp có ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất (hay còn gọi là công nghệ cao) với mục đích để nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá mới về năng suất, chất lượng nông sản để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp của Nhà nước một cách bền vững.
Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
– Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao
– Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao
– Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp
– Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp
– Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
– Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nền nông nghiệp cao có những đặc điểm gì?
Nền nông nghiệp cao có những đặc điểm cụ thể kể đến như sau:
– Quy trình trồng trọt, chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ
– Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất
– Xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới
– Tối ưu hóa nguồn nhân lực, giảm rủi ro thiên tai
– Phát triển các nguồn năng lượng mới, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật thiên nhiên
Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam:
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng và trọng tâm đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Hiện nay, sự đổi mới trong phương thức canh tác nông nghiệp có thể kể đến như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ tự động hóa, cảm biến… Với những phương thức này đã và đang ngày càng giúp quá trình sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sức người lao động của người, từ đó tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ được môi trường
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ cao trong canh tác sản xuất sẽ giúp cho con người chủ động hơn trong sản xuất, không bị phụ thuộc quá nhiều vào tình hình thời tiết nắng, mưa gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sôi của cây cối, hoa màu… giúp giảm thiểu việc mất mùa vụ do thời tiết.
Ngành công nghiệp công nghệ cao:
Ngành công nghiệp công nghệ cao là gì?
Khoản 6 Điều 3 Luật công nghệ cao năm 2008 quy định như sau: “Công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế – kỹ thuật sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.”
Phát triển công nghệ cao trong công nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
– Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao
– Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao
– Đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ cao
– Xây dựng công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Căn cứ vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Luật công nghệ cao năm 2008, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc lĩnh vực, địa phương mình quản lý.