Viên Phòng Đột Quỵ Nhật

Viên Phòng Đột Quỵ Nhật

Ngưu Hoàng Thanh Tâm Liquid được biết đến khá phổ biến với công dụng phòng ngừa xơ vừa động mạch và đột quỵ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Ngưu Hoàng Thanh Tâm Liquid.

Tắm đêm đột quỵ do thói quen chưa phù hợp khi tắm

Đi vệ sinh (đại/tiểu tiện) trước khi tắm cũng có thể gây ra tình trạng tăng áp lực lên ổ bụng, gây kích thích các dây thần kinh phế vị cũng như làm tăng áp lực động mạch. Chính những tác động này có thể khiến cho hệ tuần hoàn của cơ thể bị căng thẳng.

Ngoài ra, thói quen dội nước lạnh bắt đầu từ đỉnh đầu khi tắm sẽ làm thay đổi nhiệt độ nhanh và có thể gây ra áp lực làm vỡ động mạch, mao mạch ở phần đầu. Thế nên, khi tắm mọi người không nên bắt đầu đội nước từ đầu xuống, thay vào đó hãy làm ướt tay, chân để cơ thể làm quen với sự thay đổi nhiệt độ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các nước có khí hậu ôn đới như tại Châu Âu, Hàn Quốc vào mùa đông thường có tỉ lệ người đột quỵ do tắm đêm cao hơn mùa hạ. Việc một người tắm (dù sử dụng nước ấm) ở thời tiết quá lạnh sẽ gây nên sự xáo trộn nhiệt độ khiến cơ thể tạo nên phản ứng mạnh và gây ra tình trạng đột quỵ.

Ngoài ra, vào mùa hè oi bức mọi người cần hạn chế tắm bằng nước có nhiệt độ quá lạnh, dù việc này sẽ tạo cảm giác sảng khoái. Bởi vì, tắm nước lạnh khi nhiệt độ môi trường quá cao sẽ khiến cho động mạch trong cơ thể co lại, cản trở quá trình lưu thông máu đến tim và não bộ, gây tác động rất lớn đến động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Cụ thể, khi nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể chênh lệch trên 5 độ C sẽ xảy ra tình trạng sốc nhiệt. Các chuyên gia y khoa khuyến cáo rằng nhiệt độ nước dùng để tắm an toàn nhất nằm ở khoảng từ 24 độ đến 29 độ C.

Tắm khi trong người có cồn (sau khi uống bia rượu)

Sau khi uống rượu, nồng độ cồn trong máu cao, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao và hệ thống mạch máu sẽ giãn nở. Tắm sau khi uống bia rượu sẽ khiến các mạch máu đang giãn nở có nguy cơ bị vỡ và gây ra đột quỵ. Vì vậy, dù thời điểm tắm không phải vào ban đêm, nhưng khi cơ thể đang có nồng độ cồn cao thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

Nhiều người có thói quen ngâm cơ thể trong bồn tắm rất lâu, tuy nhiên điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tắm đêm đột quỵ. Thời gian ngâm cơ thể trong nước quá lâu sẽ khiến cho da bị mất nước, thiếu nước làm hệ thống mạch máu co lại và nhịp tim không ổn định. Thế nên, mọi người cần hạn chế việc tắm hoặc ngâm bồn tắm quá lâu để tránh những ảnh hưởng xấu cho cơ thể trong đó có nguy cơ đột quỵ.

Liều dùng Ngưu Hoàng Thanh Tâm Liquid

Khuyến cáo sử dụng mỗi lần 1 lọ Ngưu Hoàng Thanh Tâm Liquid để đạt hiệu quả tác dụng như mong muốn. Mỗi ngày bệnh nhân có thể  sử dụng 1 - 2 lần.

Chế độ ăn giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa tắm đêm đột quỵ

Mọi người cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, từ đó giúp phòng chống đột quỵ. (3)

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Thói quen tắm đêm không chỉ gây ra nguy cơ đột quỵ mà còn khiến cho cơ thể dần trở nên yếu ớt, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…Để hạn chế tình trạng tắm đêm bị đột quỵ, mọi người cần bỏ hoặc hạn chế thói quen này, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nếu bạn thường xuyên tắm sau 22 giờ vì lý do nào đó, thì hãy cẩn thận tắm với nước ấm, tắm nhanh… Nếu có các biểu hiệu của tình trạng tắm đêm đột quỵ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám sớm nhất.

Đặt vấn đề: Vấn đề dự phòng chăm sóc loét tỳ đè đã và đang là một ưu tiên trong công tác điều dưỡng tại các đơn vị lâm sàng của bệnh viện, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về loét tỳ đè tại các đơn vị đột quỵ não, đặc biệt là các trường hợp người bệnh đột quỵ não nặng điều trị tại phòng cấp cứu, hồi sức.

Mục tiêu: Mô tả thực trạng loét do tỳ đè trên người bệnh đột quỵ não tại phòng Cấp cứu – Hồi sức trung tâm Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, thực hiện trên 156 người bệnh điều trị nội trú tại phòng Hồi sức- Cấp cứu trung tâm Thần Kinh thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022.

Kết quả: Đa phần là người bệnh nhồi máu não (63,5%), trên 60 tuổi (73,1%), là nam giới (62,2%).  Điểm Glasgow khi nhập viện đa số thuộc nhóm hôn mê trung bình (9-12 điểm) (91%), 100% có liệt vận động, điểm Braden trung bình 11,84±0,87 và chủ yếu là nhóm người bệnh có nguy cơ loét cao (66.7%)

Tỷ lệ loét do tỳ đè 18,6% (29/156), chủ yếu là loét độ I (69%), đa số ở vị trí cùng cụt (54,4%), 55,2% loét xảy ra trong 5 ngày đầu, 41,4% xảy ra trong thời gian từ 5 đến 20 ngày tiếp theo.

Một số yếu tố liên quan đến loét do tỳ đè: tình trạng phù (p < 0,001), thở máy (p < 0,001), mở khí quản/nội khí quản (p < 0,001).

Kết luận: Với kết quả 29/156 người bệnh trong nghiên cứu xảy ra loét do tỳ đè trong quá trình nằm viện, chiếm 18,6%, đây là một tỷ lệ còn khá cao đối với một trung tâm lớn thuộc bệnh viện hạng đặc biệt và đây chính là vấn đề cần quan tâm, cần được cải thiện.Ngoài ra người bệnh có các tình trạng kèm theo như phù, thở máy, có mở khí quản/nội khí quản có tỷ lệ loét cao hơn so với người bệnh đột quỵ não đơn thuần.

Đầu tháng 11/2023, các bác sĩ Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống bé trai 10 tuổi bị đột quỵ não bằng thuốc tiêu sợi huyết. Bệnh nhân nhí tên là N.N.H (10 tuổi, trú tại Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) nhập cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người bên phải, không nói được. Người nhà cho hay khi đang chơi, bé nói đau đầu, sau đó méo miệng, lơ mơ, nói khó… Đây là một trong những trường hợp đột quỵ trẻ nhất tại Việt Nam chúng ta. Bệnh nhân nhập viện có tình trạng yếu nửa người phải, tiến triển đến liệt hoàn toàn và rối loạn tri giác.

May mắn thay gia đình đã kịp thời đưa cháu H. đến bệnh viện trong thời gian vàng. Các bác sĩ đã hội chẩn khẩn với chuyên gia đột quỵ đầu ngành tại TP.HCM ngay trong đêm để chẩn đoán chính xác và quyết định điều trị cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết với hy vọng cứu sống bệnh nhi. Do còn trẻ nên bé đáp ứng nhanh với điều trị, cải thiện dần sau quá trình điều trị thuốc và tập phục hồi chức năng tích cực và đã xuất viện và đi học trở lại.

Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), đột quỵ gia tăng ở những người từ 18 - 45 tuổi, nhóm này hiện chiếm 10% - 15% trong số 795.000 ca đột quỵ hằng năm tại Mỹ. Nhiều người lầm tưởng đột quỵ chỉ xảy ra với nhóm bệnh nhân lớn tuổi nhưng ngày nay căn bệnh này đang trẻ hóa và chẳng chừa một ai.

Cũng theo AHA, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 ở Mỹ và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, nhờ nỗ lực kiểm soát huyết áp, rối loạn lipid máu và đái tháo đường cũng như giải quyết chứng rung tâm nhĩ (một bất thường về nhịp tim phổ biến gây ra đột quỵ) nên tần suất đột quỵ ở bệnh nhân trên 65 tuổi giảm mạnh.

Trong khi tỷ lệ mắc đột quỵ nói chung đang giảm, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi lại tăng. Ví dụ mỗi năm tại Mỹ có khoảng 800.000 người Mỹ bị đột quỵ, 15% ở những người độ tuổi 18 - 50 (120.000 người Mỹ và 1,5 triệu trên toàn thế giới). Tỷ lệ đột quỵ ở những người trong độ tuổi 20 - 44 đã tăng từ 17/100.000 năm 1993 lên 28/100.000 vào năm 2015.

II. Nhận biết đột quỵ ở người trẻ tuổi

Các triệu chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi tương tự như ở người lớn tuổi:

·       Đột ngột bị yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân.

·       Thay đổi đột ngột trong lời nói.

·       Đột ngột khó đi lại hoặc giữ thăng bằng.

·       Đột nhiên đau đầu dữ dội.

·       Thay đổi nhanh về tầm nhìn.

1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong đó dòng máu và oxy bị gián đoạn gây tổn thương mô não. (Ở người lớn tuổi, tăng huyết áp, bệnh tim và xơ vữa động mạch ở các mạch máu lớn là những nguyên nhân chính). Nhóm này chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ trong tổng số ca đột quỵ và 60% số ca đột quỵ gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.

2. Đột quỵ xuất huyết, máu rò rỉ ra khỏi mạch máu vào hoặc xung quanh não gây tổn thương mô não bên dưới (do tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não) chiếm khoảng 15% tổng số ca đột quỵ, nhưng chiếm 40% số ca đột quỵ ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.

Có một số nguyên nhân gây đột quỵ thường thấy ở người trẻ tuổi nhưng lại không thường gặp ở những người trên 65 tuổi bao gồm:

·       Bóc tách động mạch cổ (Cervical artery dissection) : chiếm 10-25% số ca đột quỵ ở người trẻ tuổi nhưng chỉ chiếm 2% số ca đột quỵ ở bệnh nhân trên 65 tuổi. Tổn thương thành các mạch máu lớn ở cổ gây gián đoạn lưu lượng máu. Điều này có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc khi có sự căng thẳng về thể chất ở cổ như có thể thấy khi ho dữ dội, nôn mửa hoặc khi tập tạ. Bóc tác hay phẫu tích cũng có thể được nhìn thấy ở những bệnh nhân mắc các bệnh di truyền tiềm ẩn gây ra các bất thường về mạch máu. Phẫu tích thường đi kèm với đau cổ, nhức đầu và sụp mí mắt trước khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ.

·       Lỗ bầu dục còn sót lại (PFO):  sự giao tiếp giữa bên phải và bên trái của tim có thể tạo điều kiện cho các cục máu đông từ chân đi vào các mạch máu hướng tới não. Khoảng 24-40% dân số có PFO nên sự tồn tại của PFO không có nghĩa là nguyên nhân gây đột quỵ là do nó. Tuy nhiên, nó vẫn là nguyên nhân quan trọng gây đột quỵ ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.

·       Những bất thường về đông máu: có thể gây ra cả đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết.

·       Sử dụng ma túy: những người sử dụng cocain trong vòng 24 giờ có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 6 lần với nguy cơ cao nhất khi hút thuốc là phương pháp sử dụng.

·       Bệnh di truyền: Như bệnh Fabry hoặc bệnh Moyamoya có thể liên quan đến đột quỵ.

III. Đột quỵ được chẩn đoán như thế nào?

Nhờ các kỹ thuật hình ảnh hiện đại, đặc biệt là MRI, các bác sĩ có thể chẩn đoán đột quỵ một cách chính xác và nhanh chóng hơn. Hình ảnh CT và MRI có thể xác định vị trí tắc nghẽn mạch máu và điều trị trực tiếp chính xác.

Tuổi tác không bảo vệ ai đó khỏi những tác động tàn khốc của đột quỵ. Thật không may, những bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ thường đến phòng cấp cứu muộn hơn những bệnh nhân lớn tuổi. Nếu đến ngay (giờ vàng) sẽ được hưởng lợi từ các liệu pháp làm tan cục máu đông như TPA, một loại thuốc tiêm tĩnh mạch có thể giúp làm tan cục máu đông hoặc cắt bỏ huyết khối, loại bỏ cơ học cục máu đông khỏi mạch máu.

Tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu và tiểu đường tuýp 2 đều được thấy với tần suất ngày càng tăng ở người trẻ tuổi. Khoảng 50% thanh niên bị đột quỵ có huyết áp cao, 14% thanh niên bị đột quỵ mắc bệnh tiểu đường và 22% bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi bị béo phì. May mắn thay, đây là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Việc phát hiện sớm những vấn đề này và điều trị tích cực là điều quan trọng nhất. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, tiểu đường và lạm dụng rượu có thể ngăn ngừa 3/4 số ca đột quỵ trên toàn thế giới đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người trong cuộc.