%PDF-1.4 %Çì�¢ 5 0 obj <> stream xœí}K³%Çq^$bÈŸ’,Ù’®íÍ9Üv×»J\Y)K†jÈàÅp(`Ì�Àáðô¿¤½wö ÄC؈ÐBZ¹]•ùuW�î3¢ŽÐ q¾ÛõÈÊWeUeW¿3OBÞÌé¿úãáݽÿòwóèg÷ÄMúïß[~|ðèÞû÷ü¤Ò¿\’ÿ~xwóG÷cEÿ:ë›û?½7O!-|~ëk?Ň³™œ½¹wïÍÓçηz2FÎæôÒ9vï”ðöôù³™fãfyúÂ9>žµ5§—Ïj²Îúb{úÊùVLBëO_J?�æôêùÖL>4§·žð¢ód¥BŸ¾|Ól¶§¯ÄçJ-ú�2’ˆ�·>8ËIÎAûÓo´ê_��g#�ŽÕ•�“ùŸ÷ÿÛ ¬S3´±ÁfF+©´v7éoVj{#¥›$òæk©Këµ9}½õÈûÆùÖNÖ éNß<ûI:éùãoÑãWÎBM^x}úÍZð›ôôõo¿u6:r.¢½+Eéô$�RÖí�Ÿ•˜ëjý[ÿÿ6�*ªÚd•Žtÿ'ÿ¦2øœáo£ŠhpÌp–‹j'§Àí0:ÓûÿëÞß¿÷ƽäÈEtQÉ£ÏѹŠøcóì]H.\Ycolì.zÔ›»µnðq„ÒEh @zÁºP¡ uêÈÌ é©éÀÚòO㼌Т’™¡i=ûùŒC�ƒh=;ƒOÓˆ�m0·¬LMi�kƒP@ËzÁD†B"� —á¯àÒÑÛñ!ýA©Êže£+¤Æ¤lµ“u•Ú®u5ÎP4HuÃ%˜Y+ð’Á 0³‡êˆCXA…u•DÆÏ@ƒi€ŠhF9XÔŽIwraҬܩafŽUÀg‹Ì±¨h–”Å!ÄÂy€Jh¹Àö4t`åU4<—¸ù'gnò¶!ºìšiE=A¨J¬;o!u4w PxkK¿�Q™ùˆÍGÄ –šR3iáU“?g]á¥öÀKî³@êJw`-üvúCºSИSÐq$^AǤìPV´¾�Ën@΀#+�g<0¿h}{ê°×á ‹n¶ºÞ‚Âdؼmiy Û"çîÕYð¶…*å€*±pq'©#¯;Pà6WT ÛKG¹:�ÈŠB8Û´ï®Ab¼^æÚÙà 2Þ¢„lRbýB2Ý !Ít”®è© 3]áQ]˜{)¹{!9Ç 4¦Ap8k8Î?k„CG.ˆ-´Xx tÔ<ŒŸÜ|ʈgåE€¦2sšŒ9¯ ó,ø oÀ;yc¸2z#ÎÜCxíø¬®Üb 4X˜x©AKËľ¼PE#6àË}™b ‚³ñnFˆ-gHÊâäEˆº³‚fEoBãµ !„²Þ ¯r2C °Æ¦šW+d0²aÁçyŒ{ëV�T¥45C¿¤f–{µ¨•a†9Ó,ž!é] êöŒfé½B( .Î'*ï;�F x/�˜WˆDÈ û-l!*®à:‚~Y]Ë kiª!Ì°f*RXA6÷„Y5Ç|Wß¼¸÷àãËÓæÅyÝ"r!gÐ ¶›Èƒr\lAY.ò `9¤E¨ ®„( @â—ê@M©-l2^¨òH3Á uµØBê×t �1Ó”`u•D�¾-…’:a pÖla+ì·Ö°-…y¿KH)³¶’".ËB › Ek3¹m]aÚ+`OGXÝê²–¯-…”ù©ÓP—¢�ܲ×Ð/Å™*zšif‘K€–ÙxK”BÆ€]‹õÒU 1À"Ô : sÔÕ¡‰¨ÒÈË\Ø`]ƒÜ28„5¤! üs ·2s}hÜò 6„ÐÓ,T“=ÍÀiYG%î™I»RÏ•-CbPÐÀ¾5”Àk:°NÛ0bGÉpè±î ’¢æ~= µ:ÓÌ å&àg(œ£SÛÖ‘…uMó8'kSð¶ý®ÂÆ�øq¨Îœ=l=+®?bá6™hBƒ’«â!þd� aß^¢ªÅÝUH‘@VcšëS€fµ�FLarn›‚™ì~”P8CŠõÒDÇ¡ë@䃫§ê®`&²¹æ…«º[ö a�Œ×‰ô0@jY¡$Ê?C‡…Iw tÐ2)q™æ$�áQ•”`Ú \Õõ 3¯¨#ƒ-Û¬Ãÿé�’›Êq3cžÅ®\jò¶Ëó �5Z`P{™ Ù)˜JY�ÍÃ<ƒiæ�ÃBÄ~°ã�†Â;j‹¡�={ªÍK«¹—âM‘è¡mg�E@X
Một số yêu cầu của Nhật Bản đối với nhập khẩu nhãn tươi của Việt Nam
Thứ năm, 01/12/2022 17:20 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Theo yêu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, nhãn tươi của Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu được sản xuất tại Việt Nam, vận chuyển tới Nhật Bản qua đường biển và hàng không; các lô hàng xuất khẩu nhãn tươi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp,…
Ngày 18/11/2022, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã công bố cho phép quả nhãn tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Nhãn là loại trái cây thứ 4 được cấp phép nhập khẩu vào Nhật Bản sau các loại quả thanh long, xoài Cát Chu và vải. Theo yêu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, nhãn tươi của Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu sau: Quả nhãn tươi được sản xuất tại Việt Nam, vận chuyển tới Nhật Bản qua đường biển và hàng không.
Các lô hàng xuất khẩu nhãn tươi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cấp, đảm bảo không có đối tượng kiểm dịch thực vật sau khi đã được kiểm tra kiểm dịch của Cơ quan bảo vệ thực vật. Trong đó, phần khai báo bổ sung nêu rõ không có ruồi đục quả Bactrocera dorsalis và những lô hàng này đã được xử lý kiểm dịch thực vật bằng phương pháp xử lý lạnh, ở mức nhiệt độ dưới 1,3 độ C trong thời gian 13 ngày. Bên cạnh đó, vật liệu đóng gói, cơ sở xử lý lạnh phải đảm bảo không có rủi ro nhiễm ruồi đục quả quả Bactrocera dorsalis. Các lô hàng quả nhãn xuất khẩu sau khi xử lý lạnh cần niêm phong bởi Cục Bảo vệ thực vật.
Quá trình kiểm tra kiểm dịch trước khi xuất khẩu, quy trình xử lý, niêm phong, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các lô hàng nhãn tươi xuất khẩu tại các cơ sở xử lý được giám sát, xác minh bởi các cán bộ kiểm dịch thực vật của Nhật Bản và Việt Nam.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), để mở cửa thị trường cho quả nhãn sang Nhật Bản, các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản đã rất nỗ lực hoàn thành thí nghiệm kỹ thuật xử lý lạnh cho quả nhãn để làm căn cứ hoàn thiện điều kiện nhập khẩu quả nhãn Việt Nam sang thị trường này.
Biện pháp xử lý lạnh lần đầu tiên được áp dụng với mặt hàng trái cây của Việt Nam, trong đó có quả nhãn. Lợi thế của phương pháp xử lý lạnh là trang thiết bị đầu tư không quá đắt đỏ, các doanh nghiệp có mong muốn tham gia xuất khẩu đều có sẵn kho lạnh. Ngoài ra, xử lý lạnh có thể thực hiện trong quá trình vận chuyển, sẽ là một lợi thế giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Mặt khác, xử lý lạnh không có nguy cơ về vấn đề dư lượng do không sử dụng hóa chất. Thành công của việc áp dụng biện pháp xử lý lạnh quả nhãn xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ mở ra cơ hội để đàm phán áp dụng biện pháp xử lý này cho các thị trường nhập khẩu khác./.
Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
1. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP:
Khởi nguồn từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Hoa Kỳ quyết định rút khỏi hiệp định, 11 quốc gia còn lại đã nhóm họp và nhất trí đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 11/2017. Hiệp định được chính thức ký kết vào tháng 3/2018, giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP. Các quốc gia CPTPP bao gồm: Canada, Mexico, Pê Ru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Đến nay, Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018.
Tổng giá trị GDP của các quốc gia CPTPP khoảng 10.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc cũng đang xem xét việc gia nhập CPTPP.
Việt Nam đang xây dựng khung pháp lý cho Hiệp định. Ngày 17/01/2019, Bộ Tài Chính ban hành Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định giai đoạn 2019-2022. Theo đó, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam được áp dụng cho 2 nhóm nước: (i) Mexico áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ nhất; (ii) Nhóm Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ hai.
Hàng hóa được coi là có xuất xứ CPTPP khi nguyên liệu sử dụng để sản xuất hàng hóa phải có xuất xứ từ các nước CPTPP. Khi sử dụng nguyên liệu ngoài các quốc gia CPTPP, doanh nghiệp phải tuân theo các quy tắc rất phức tạp và giá trị nguyên liệu không vượt qúa 10% giá trị hàng hóa.
1.2. Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và các quốc gia CPTPP năm 2018:
Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) giữa Việt Nam với các quốc gia CPTPP tăng trưởng cao. Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang các thị trường trong khối đạt trên 1,626 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2017, chiếm 18,3% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục, 1,119 tỷ USD, tăng 12,16% so với năm 2017. Tiếp theo là Úc với giá trị đạt 174,05 triệu USD, tăng 14 %. Canada xếp vị trí thứ ba với giá trị đạt 155,89 triệu USD. Tuy xếp vị trí thứ tư và thứ bảy, nhưng giá trị xuất khẩu G&SPG sang Malaysia và Mexico tăng mạnh, lần lượt là 86% và 61% so với năm 2017. Việt Nam hầu như chưa xuất khẩu G&SPG sang thị trường Pê ru, Chi Lê và Brunei.
Giá trị xuất khẩu G&SPG Việt Nam sang các quốc gia CPTPP giai đoạn 2016-2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Thị phần xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang các nước khối CTTP năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
Trong nhóm quốc gia CPTPP, Nhật Bản luôn đứng vị trí thứ nhất và chiếm 69% tổng lượng xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào các quốc gia CPTPP.
Mặt hàng được Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam là dăm gỗ, năm 2018 giá trị xuất khẩu mặt hàng này giá 424,78 triệu USD chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, tiếp đến là đồ nội thất bằng gỗ khác đạt 111,96 triệu USD chiếm 10%, đồ nội thất phòng ngủ đứng thứ 3 đạt 103,67 triệu USD chiếm 9%/tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Viên nén gỗ là dạng nguyên liệu đốt đang được Nhật Bản dùng nhiều vào việc phát điện thay thế các nhà máy điện hạt nhân. Xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tăng mạnh, từ 15,68 triệu USD vào năm 2017 lên 57,73 triệu USD năm 2018 tăng 268%.
Tham khảo các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2015-2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Úc là thị trường nhập khẩu G&SPG lớn thứ 2 trong quốc gia CPTPP và cũng là quốc gia nhập khẩu G&SPG lớn thứ 6 của Việt Nam. Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ một số thị trường chính như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia. Theo thống kê nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại Úc tăng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi và ưu đãi lớn từ Hiệp định CPTPP và ASEAN-Australia-New Zealand (ANZFTA) mang lại, là cơ hội lớn để doanh nghiệp cho các DN của Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.
Canada là quốc gia nhập khẩu nhiều đồ nội thất phòng ngủ, phòng khách và ghế ngồi. Việt Nam là nhà cung cấp đồ nội thất lớn thứ tư của Canada, chiếm khoảng 12,9% kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của nước này. Canada là thị trường lớn, nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ gia tăng do sản xuất trong nước không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.
Tỷ trọng mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Mặt khác, Canada là quốc gia cung ứng gỗ nguyên liệu dồi dào, với sản lượng khai thác hàng năm đạt 600 triệu m3. Đây là nguồn nguyên liệu nhập khẩu quan trọng cho ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam. Có thể nói rằng Canada là một thị trường đầy tiềm năng đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam.
Việt Nam xuất chủ yếu các mặt hàng ván bóc/ván lạng, đồ gỗ nội thất, ghế ngồi và gỗ dán sang thị trường này. Malaysia nhập khẩu gỗ từ các quốc gia châu Á và là một trong 2 quốc gia ở Đông Nam Á nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ gỗ nội thất các loại ván nhân tạo như ván ép, ván dăm và veneer. Giá trị nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây (80% năm 2017) cho thấy tiềm năng của thị trường này.
Các quốc gia khác trong CPTPP: Đây cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành công nghiệp gỗ, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại Việt Nam chưa khai thác được hết lợi thế từ các thị trường này. Khi Hiệp định CPTTP đi vào thực thi, xuất khẩu G&SPG sang New Zealand, Singapore và Mexico sẽ tăng. Đồng thời, các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Pê Ru, Chi Lê và Brunei.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ và ván nhận tạo từ quốc gia CPTPP. Malaysia, Chile, New Zealand, là ba quốc gia cung cấp nguyên liệu lớn, nằm trong TOP 10 các quốc gia Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu. Năm 2018, giá trị nhập khẩu từ Malaysia đạt trên 114,18 triệu USD, Chi lê đạt trị giá 82,59 triệu USD và New Zeland đạt 64,96 triệu USD
Trong số đó, Malaysia là nước cung cấp các loại ván gỗ nhiều nhất cho Việt Nam. Ván sản xuất tại Malaysia đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá cả cạnh tranh nên được khách hàng Việt Nam ưa chuộng.
Giá trị nhập khẩu G&SPG từ các quốc gia CPTPP năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Nhóm cung cấp nguyên liệu gỗ đứng đầu là Chi Lê sau đó đến New Zealand và Canada. Chi Lê và New Zealand cung cấp chủ yếu các loại gỗ thông (thông Radiata của New Zealand) trong khi các loại gỗ khác như sồi, tần bì, óc chó, dương được cung cấp bởi Canada.
Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nhật Bản, Úc, Singapore, Peru, Mexico với giá trị không đáng kể. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang xúc tiến tiêu thụ gỗ nguyên liệu ở thị trường Việt Nam. Riêng đối với thị trường Brunei, tới thời điểm hiện tại Việt Nam chưa nhập khẩu G&SPG từ thị trường này.
Việt Nam nhập khẩu G&SPG từ các nước trong khối CTPP năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
- Thuế quan: theo các chuyên gia, dự kiến CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 10,39% nhờ vào thuế quan. Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường CPTPP sẽ tăng do hàng rào thuế quan, tăng khả năng cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Nhờ vào các ưu đãi của Hiệp định, các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia thành viên như Pê Ru, Chi Lê và Brunei.
- Việt Nam là trung tâm chế biến gỗ, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nước CPTPP như Canada, Chi lê để hưởng ưu đãi khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường trong khối.
- Nhập khẩu gỗ từ các nước trong nội khối CTPPP sẽ được hưởng các lợi ích sau:
o Chứng minh được xuất xứ (C/O) dễ dàng, thuận lợi
o Gỗ được sơ chế với công nghệ tiên tiến đảm bảo gỗ có chất lượng cao
o Nguồn cung ứng gỗ có sản lượng khai thác lớn và ổn định hàng năm, đảm bảo tính hợp pháp
- Tiếp cận được nhiều nguồn thông tin về công nghệ và thiết bị chế biến gỗ tiến tiến,
- Tiếp cận được trình độ quản trị doanh nghiệp cao của các nước có nền lâm nghiệp phát triển như Canada, Nhật, Úc,.
- Có điều kiện để đào tạo và nâng cao kỹ năng lao động của nguồn nhân lực,…
- Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng quy định pháp lý để siết chặt tình trạng vi phạm thiết kế, các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc đầu tư vào thiết kế, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Sở hữu chí tuệ: Hiện nay pháp luật của Việt Nam chỉ xử phạt hành chính các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa có những quy định xử lý bằng hình sự. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng sao chép, hàng lậu… đang được bày bán công khai ở mọi nơi. Điều này khiến doanh nghiệp không mấy quan tâm đến việc đầu tư vào thiết kế mà chủ yếu là gia công theo đơn hàng đã có sẵn thiết kế.
- Do Việt Nam sử dụng nguồn cung gỗ rất lớn. Vì vậy vẫn phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau, đòi hỏi phải siết chặt quản lý nguồn gỗ nhập khẩu.
- Các dòng thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm, đồ gỗ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với đồ gỗ của các quốc gia CPTPP trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải cải cách quản trị doanh nghiệp để đáp ứng các quy định pháp lý mới từ Hiệp định. DN sẽ phải chi tiêu nhiều hơn vào đầu tư đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất để cạnh tranh với sản phẩm từ các nước thành viên CPTPP.
2. Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT:
Khởi động đàm phán từ năm 2011, sau 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vào ngày 19.10.2018 tại Bỉ.
Đây là Hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU. Hiệp định VPA/FLEGT sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường, nổi bật là mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam sẽ xây dựng Hệ thống bảo đảm tỉnh hợp pháp gỗ VNTLAS, tiến hành phân loại doanh nghiệp, kiểm soát chuỗi cung gỗ và tiến tới cấp phép FLEGT.
2.2. Thương mại G&SPG giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên liên minh châu Âu (EU)
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang EU luôn duy trì ổn định và tăng nhẹ trong những năm gần đây. Các mặt hàng EU nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là sản phẩm gỗ thuộc mã HS 94. Năm 2018, xuất khẩu G&SPG sang EU đạt 759,07 tỷ USD tăng 3,0% so với năm 2017.
EU luôn là thị trường xuất khẩu G&SPG quan trọng của ngành công nghiệp gỗ bởi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU là các doanh nghiệp của người Việt.
Giá trị xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Anh là quốc gia nhập khẩu G&SPG lớn nhất trong khối. Năm 2018, xuất khẩu vào quốc gia này chiếm 36,2%, đạt 289 triệu USD. Tiếp đến là Pháp, đạt 130 triệu USD, chiếm 16,4%. Xếp thứ ba là Đức với giá trị đạt 107 triệu USD, chiếm 14,0%.
Thị phần xuất khẩu G&SPG sang các nước EU năm 2018
Nguồn:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
EU là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ EU được đánh giá có mức độ rủi ro rất thấp. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, veneer. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 246,47 triệu USD G&SPG từ EU, tăng 5% so với năm 2017 nhập khẩu đạt 235,89 triệu USD.
Giá trị G&SPG Việt Nam nhập khẩu từ EU năm 2018
Nguồn: VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Trong EU, các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu lớn cho Việt Nam gồm: Bỉ, Đức, Phần lan, Croatia. Năm 2018, Việt Nam nhập từ Bỉ trên 47,79 triệu USD gỗ nguyên liệu chiếm trên 19,4% tổng giá trị Việt Nam nhập từ EU, tiếp theo là thị trường Đức nhập 45,31 triệu USD, chiếm 18,4%; Phần Lan nhập 32,47 triệu USD chiếm 13,2% , Croatia nhập 30,85 triệu USD chiếm 12,5 % và từ Pháp: 25,99 triệu USD chiếm 10,5%
Thị phần các quốc gia trong khối EU cung cấp G&SPG cho Việt Nam năm 2018
Nguồn: VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ
Các loại gỗ nhập khẩu EU chủ yếu là gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, óc chó,… đây là nguồn cung gỗ hợp pháp lớn thứ hai sau thị trường Mỹ mà Việt Nam đang hướng tới sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn ngốc rõ ràng.
- Hệ thống bảo đảm tính hợp pháp gỗ của Việt Nam sẽ giúp kiểm soát tốt nguồn cung gỗ nguyên liệu từ đó sẽ giúp nâng cao hình ảnh đồ gỗ của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể coi VPA/FLEGT như là một công cụ quan trọng để nâng cao thương hiệu cho đồ gỗ Việt.
- VPA/FLEGT không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu vào EU, một số quốc gia đang xem xét việc công nhận giấy phép FLEGT, điều này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sẽ tăng không chỉ ở các quốc gia trong EU mà còn ở các quốc gia khác.
- Giấy phép FLEGT sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU không phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Điều này sẽ rút ngắn thời gian thông quan và giảm các thủ tục pháp lý khác.
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ tăng khi Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực vì lòng tin của người tiêu dùng EU vào sản phẩm Việt Nam sẽ tăng lên.
- Kỳ vọng các DN CBG của EU sẽ đầu tư vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các nước khác và các nguyên liệu phụ trợ (keo, sơn, đồ kim khí,…)
- Các DN CBG Việt Nam sẽ tiếp cận được công nghệ tiên tiến của EU và sẽ thay thế công nghệ CBG của Trung Quốc, Đài Loan bằng công nghệ của EU.
- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 120 loài gỗ khác nhau. Việc xác định tiêu chí loài rủi ro, vùng địa lý rủi ro khi xây dựng các quy định về kiểm soát chuỗi cung gỗ nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực vào cải tiến sản xuất, quan tâm hơn nữa đến điều kiện lao động, điều kiện phòng cháy chữa cháy tại các xưởng gỗ. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cho cán bộ để đáp ứng tốt các quy định pháp lý liên quan đến hiệp định này.
- Phân loại doanh nghiệp là yếu tố ảnh hướng lớn đến doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp loại 1, việc cấp phép FLEGT dễ dàng hơn, trong khi các doanh nghiệp loại 2 sẽ phải qua các bước xác nhận và kiểm tra của cơ quan hữu quan ở địa phương. Các doanh nghiệp chưa chấp hành vi phạm ở thời điểm xuất khẩu sẽ không được phép xuất khẩu.
- Những năm qua trước mặt khi thực thi VPA/FLEGT thì cần các tác nhân sau đây sẽ gặp khó khăn:
o Các HGĐ trồng rừng nguyên liệu gỗ để cung ứng cho các DN CBG sản xuất đồ gỗ ngoài trời xuất khẩu sang EU;
o Các thương lái cũng ứng gỗ nguyên liệu sẽ gây trở ngại trong việc mua và vận chuyển nguyên liệu gỗ;
o Các cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở các làng nghề gỗ sẽ khó khăn đối với việc lưu giữ hồ sơ trong xuất và xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp./.