Bạn Lê Tuấn Uy trong một tiết mục trình diễn hài độc thoại - Ảnh: CÔNG NHẬT
Giới thiệu về Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội và là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng theo quy định hiện hành.
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tổ chức bộ máy của Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội
Hiện nay Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội có 5 phòng chuyên môn như sau:
Phòng Hành chính – Tổng hợp bao gồm bộ phận Hành chính – Tổng hợp; bộ phận kế toán;
Phòng Tư vấn – Giới thiệu việc làm bao gồm bộ phận tư vấn; bộ phận giới thiệu việc làm;
Phòng Thông tin thị trường lao động;
Vị trí, chức năng của trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội
– Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thuộc Sở Lao động TB & XH Hà Nội. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Lao động TB & XH.
– Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và ngân hàng theo quy định hiện hành.
– Trung tâm có chức năng thu thập, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động; tư vấn về học nghề; giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cung ứng lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm; đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
– Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề nghiệp, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng,về kỹ năng thi tuyển, về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước; tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động, về quản trị và phát triển nguồn nhân lực, về sử dụng lao động và phát triển việc làm; tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.
– Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển dụng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm: giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động; cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng;
– Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động;
– Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm; đào tạo kỹ năng, dạy tiếng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật; – Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật;
– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật chung về lao động, việc làm;
– Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
– Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các Dịch vụ công khác theo quy định của pháp luật.
– Quá trình thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Lao động TB & XH Lâm Đồng.
Dịch vụ hỗ trợ người lao động tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Hiện nay, người lao động không phải ai cũng hiểu rõ về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là trường hợp người lao động trong giai đoạn không có việc làm, tìm kiếm nghề nghiệp. Với mong muốn giúp người lao động trên toàn quốc hiểu rõ các quy định về luật lao động, Tổng Đài Pháp Luật cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động trên toàn quốc về tất cả vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm và phát triển việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung hỗ trợ người lao động tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội bao gồm:
– Hỗ trợ khách hàng liên hệ làm việc với Trung tâm dịch vụ việc làm tại Hà Nội
– Tư vấn điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi tham gia BHTN;
– Tư vấn chính xác về mức hưởng BHTN theo quy định;
– Tư vấn cách tính mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn thời gian được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn về địa chỉ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn trình tự và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn về các trường hợp tạm ngưng, tạm dừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc, khó giải quyết trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có mong muốn được Luật sư hướng dẫn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!
Địa chỉ trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Người lao động có thể đến trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội có địa chỉ như sau:
* Địa chỉ: Số 215 phố Trung Kính – Yên Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
* Điện thoại: 024.3782.2806/ máy lẻ 209
* Địa chỉ: Số 144 Trần Phú – quận Hà Đông – Hà Nội
* Điểm GDVL vệ tinh Nam Từ Liêm
* Địa chỉ: Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
* Địa chỉ: Số 6 đường Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội
* Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
* Địa chỉ: Ngõ 403, tổ 14, Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội
* Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội
* Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội
* Địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội
* Địa điểm: Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
* Địa điểm: Khu Trung Tâm Hành Chính Huyện, Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội
* Địa điểm: Số 59 phố Lê Lợi, Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Muốn giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội Hà Nội được không?
Không! Cơ quan bảo hiểm xã hội Hà Nội không có chức năng giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Muốn giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp, bạn phải liên hệ với các trung tâm hỗ trợ việc làm tại thành phố Hà Nội
– Để được tư vấn về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thì phải gọi số nào?
Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thì bạn có thể lựa chọn các hình thức sau:
+ Gọi đến tổng đài của bảo hiểm xã hội Việt Nam để được hỗ trợ
+ Gọi đến số điện thoại tư vấn, tiếp công dân của BHXH các tỉnh, các huyện phụ trách
+ Gọi đến số điện thoại của các trung tâm hỗ trợ việc làm của thành phố Hà Nội
+ Đặc biệt, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua 01 số điện thoại duy nhất trên toàn quốc 1900.6174 để được tư vấn – hỗ trợ mọi vấn đề về BHXH – BHYT – BHTN một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất!
Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm, phát triển việc làm? Bạn gặp vướng mắc về bảo hiểm thất nghiệp khó có thể giải quyết? Bạn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Luật sư hoặc từ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội? Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174, Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp thắc mắc mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp và hỗ trợ kết nối khách hàng tới Trung tâm hỗ trợ việc làm một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất!
Tư vấn và hướng dẫn làm thủ tục, Hỗ trợ 24/24 · Tận Tình - Trách Nhiệm ......
Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội
Để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐ–CP (Được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6, Điều 1, Nghị định số 61/2020/NĐ–CP), cụ thể như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia BHXH trong sổ BHXH)
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (Mẫu đơn này người lao động có thể lấy tại trung tâm dịch vụ việc làm hoặc tải về trên Internet)
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong những giấy tờ sau xác nhận về việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết thời hạn hoặc người lao động đã hoàn thành công việc theo nội dung trong hợp đồng lao động
+ Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
Trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc cần nộp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản sao có chứng thực);
– Ảnh 3×4 hoặc 4×6 (Số lượng: 2).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết trên, người lao động tiến hành hộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động đó muốn hưởng để được giải quyết.
Căn cứ theo quy định tại Điều 46, Luật việc làm năm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Trong trường hợp quá thời hạn trên thì người lao động không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp dù đã đáp ứng đủ điều kiện và đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho đến lần tiếp theo khi người lao động đã đủ điều kiện.