Mái Đình Hồng Thái Gắn Với Sự Kiện Gì

Mái Đình Hồng Thái Gắn Với Sự Kiện Gì

Sự kiện tháng 6/1924, gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?

Sự kiện 6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?

Sự kiện 6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?

Người dự đại hội quốc tế VII của quốc tế cộng sản

Người dự đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản

Người dự đại hội quốc tế phụ nữ

Người dự đại hội Nông dân quốc tế

Tháng 6/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V của Quốc tế cộng sản tại Liên Xô.

Du lịch sinh thái vốn được xem là mô hình giàu tiềm năng, đặc biệt tại các điểm đến có giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học cao như các vườn quốc gia, khu bảo tồn... Hiện, các vườn quốc gia ở nước ta có giá trị tự nhiên và sinh thái lớn, song để phát triển du lịch sinh thái thực chất, đòi hỏi sự bài bản, đồng bộ, chú trọng bảo vệ môi trường...

Nhiều dư địa phát triển du lịch

Báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho thấy, với diện tích đất có rừng hơn 14,7 triệu héc ta, tỷ lệ che phủ rừng là 42,02%, rừng Việt Nam là nơi cư trú của hàng chục nghìn loài động, thực vật hoang dã; đã có hơn 10.000 loài động vật, 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận với hơn 7.000 loài cây cho lâm sản ngoài gỗ, trong đó khoảng 5.000 loài cây dược liệu…

Các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và phúc lợi cho con người thông qua các sản phẩm mà rừng cung cấp như: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, điều tiết nguồn nước, hấp thụ khí nhà kính, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp... Rừng cũng là không gian sinh sống của khoảng 25 triệu người dân sống phụ thuộc vào rừng, chủ yếu là cộng đồng các dân tộc thiểu số với những nét đặc trưng văn hóa, bản sắc dân tộc gắn với rừng. Đây là tiềm năng to lớn phát triển các giá trị của hệ sinh thái rừng, trong đó có phúc lợi rừng…

Theo thống kê, đến nay, cả nước đã xác lập được 167 khu rừng đặc dụng, trong đó có 34 vườn quốc gia, 56 khu bảo tồn thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 54 khu bảo vệ cảnh quan và các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thuộc 9 đơn vị khoa học. Bên cạnh sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan hùng vĩ, gắn liền với những giá trị văn hóa, tâm linh và bảo vệ môi trường, hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam còn có tiềm năng to lớn để phát triển các giá trị của dịch vụ hệ sinh thái rừng, nhất là phát triển du lịch sinh thái.

Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Triệu Văn Lực chia sẻ, Chính phủ Việt Nam đã dành sự quan tâm và nguồn lực, cùng với hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ để bảo vệ sự sống trên trái đất và cải thiện bảo tồn đa dạng sinh học trước các thách thức, nguy cơ đối với đa dạng sinh học… “Hiện, các khu rừng, vườn quốc gia... đã và đang là nơi tổ chức các hoạt động du lịch, điểm đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ ngơi ngắm cảnh, quan sát động vật hoang dã. Qua đó, tạo sinh kế cho người dân xung quanh, đặc biệt là những người dân ở "vùng đệm", góp phần cải thiện đời sống người dân, bảo đảm an ninh trật tự địa bàn vùng đó”, ông Lực thông tin.

Tuy nhiên, các hoạt động khai thác du lịch sinh thái, phát huy các giá trị văn hóa bản địa của những cộng đồng sống gần rừng chưa phát huy hết tiềm năng… “Chúng ta có tiềm năng về du lịch sinh thái nhưng chưa phát huy được việc này. Đó đó, cần có sự nhìn nhận đúng đắn từ xã hội để mọi người biết được đến 167 khu rừng đặc dụng đều có những giá trị quý giá riêng của nó”, ông Triệu Văn Lực nhấn mạnh.

Giảm thiểu tác động đến môi trường

Cam kết tiếp tục đồng hành trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng, Phó trưởng Phòng môi trường, biến đổi khí hậu của USAID tại Việt Nam, ông John Kiely Beebe Harris cho rằng: với hơn 160 khu rừng đặc dụng rừng và rừng phòng hộ trải khắp từ Bắc vào Nam, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn phát triển du lịch sinh thái. "Thời gian tới, phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam rất quan trọng. Không chỉ phải bảo đảm những lợi ích của du lịch sinh thái đem lại lợi ích cho cộng đồng ở địa phương mà còn phải bảo đảm những nơi có vườn quốc gia, những nơi phát triển du lịch sinh thái và những khu bảo tồn luôn được phát triển bền vững… Du lịch sinh thái chính là “bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ văn hóa chính là bảo vệ tương lai”", ông John Harris cho biết.

Song, để phát triển loại hình du lịch sinh thái thực chất và bền vững, ông Nguyễn Văn Hoàng (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) cho rằng: du lịch là ngành kinh tế tổng hợp; bên cạnh tác động tích cực cũng có tác động tiêu cực, đặc biệt là môi trường. Chính vì vậy, phát triển du lịch sinh thái sẽ khắc phục các tiêu cực trong phát triển du lịch… "Du lịch sinh thái sẽ bao gồm bảo tồn, phát triển kinh tế địa phương và giáo dục môi trường. Nguyên tắc của du lịch sinh thái là giảm thiểu tác động với môi trường ở mức độ thấp nhất; xây dựng nhận thức về môi trường; xây dựng trải nghiệm đích thực", ông Hoàng nhấn mạnh.

Tại buổi Tọa đàm "Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học" do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Cục Lâm nghiệp, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cũng cho rằng: Việt Nam cần xem xét để có những chính sách, chiến lược và cách tiếp cận phù hợp hơn nhằm thúc đẩy việc đa dạng hóa các hình thức cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái rừng... Thông qua đó, đa dạng phúc lợi rừng cho cuộc sống con người, giáo dục cho mọi người thêm hiểu biết, trân trọng hơn về rừng, từ đó tạo nên hành động, nghĩa cử chung tay bảo vệ rừng nói riêng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung.

(Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện)

Tham gia Tọa đàm có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố; một số chuyên gia cùng các hợp tác xã, chủ trang trại và bà con nông dân trong tỉnh Bắc Ninh.

Theo Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Bắc Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 82.271,1 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 46.085,9 ha chiếm khoảng 56%. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên việc phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và bền vững là hướng đi mới trong thời gian tới. Định hướng phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới sẽ mở ra cơ hội cho các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập đồng thời góp phần giữ gìn cảnh quan làng quê, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương Kinh Bắc.

Bên cạnh bất lợi về diện tích canh tác nông nghiệp hạn chế thì Bắc Ninh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng tại nông thôn nói riêng. Cùng với sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, các di tích, lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương…, hàng trăm lễ hội truyền thống tại các làng quê với những nét văn hoá đa dạng, rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống: Tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái… Phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề đã và đang là nguồn tài nguyên, động lực mới của ngành công nghiệp không khói này.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 72 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, hơn 30 cơ sở sản xuất đạt chứng nhận VietGAP, 50 cơ sở sản xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà lưới. Toàn tỉnh hiện có 167 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Đó là một trong những lợi thế tạo điều kiện cho Bắc Ninh phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch cộng đồng nông thôn.

Thời gian qua, khuyến nông Bắc Ninh đã lồng ghép để tuyên truyền cho các hợp tác xã, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp từ đó hình thành các vùng, trang trại có thể kết hợp thăm quan, du lịch; xây dựng nhiều mô hình trình diễn hiệu quả nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm như: Mô hình trồng hoa tại xã Bồng Lai, huyện Quế Võ; mô hình trông sen nghệ hạt vàng trên đất kém hiệu quả tại xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình; mô hình ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng mô hình sản xuất nho đen siêu ngọt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại HTX nông nghiệp sạch Bình Dương, xã Bình Dương, huyện Gia Bình…

Tại buổi tọa đàm, bà con nông dân đã đặt ra các câu hỏi xoay quanh các vấn đề như: Quy trình để làm du lịch sinh thái hiệu quả? Chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh Bắc Ninh trong việc phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái? Chính sách tích tụ đất đai trong phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bắc Ninh? Các câu hỏi đã được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh và các chuyên gia giải đáp cặn kẽ cho bà con tại buổi tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh cho rằng, để phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng phát triển đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, đào tạo nâng cao trình độ cho các chủ thể kinh doanh, chủ trang trại, khu du lịch sinh thái, cộng đồng nông nghiệp, nông thôn thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, tham quan học tập…; nắm bắt tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn phát triển, đặc biệt là chính sách đất đai, thu hút đầu tư vào du lịch nông nghiệp; quảng bá, xúc tiến cho các khu du lịch sinh thái nông nghiệp đặc trưng văn hóa, sinh thái địa phương trên nền tảng số, mạng xã hội, phương tiện truyền thông…

Các đại biểu tham quan khu sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái tại thôn Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Ban chủ toạ và các chuyên gia trao đổi với bà con nông dân tại buổi Tọa đàm

Nguồn:Trung tâm Khuyến nông Quốc gia