Du Lịch Ẩm Thực Tại Việt Nam

Du Lịch Ẩm Thực Tại Việt Nam

Divya đến TP HCM 5 ngày với lịch trình chủ yếu trải nghiệm ẩm thực, cô "cuồng" các món đường phố và nếu ăn phải món không an toàn cũng cho là điều "xui rủi".

Đời sống sinh hoạt của người Hàn Quốc

Nhà truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Hanok (한옥). Đây là loại nhà được xây dựng với hình dáng và cấu tạo hài hòa với tự nhiên, sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như đất, đá, gỗ, bùn,… Đặc biệt, giấy truyền thống Hanji cũng được sử dụng để trang trí các cửa sổ và cửa chính của ngôi nhà.

Hanok thường được cấu tạo bởi gian nhà chính, gian nhà khách, gian nhà trong, các khu biệt lập và gian mở (nơi nghỉ ngơi, thư giãn). Ngoài ra, còn có nơi thờ cúng tổ tiên được xây phía sau và hồ nước ở trước nhà.

Điểm đặc biệt nhất trong các ngôi nhà Hanok chính là hệ thống sưởi Ondol dưới nền nhà. Với nguyên lý hoạt động mang tính khoa học và thực tế cao, Ondol giúp cho sàn nhà ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hạ. Khi đun nấu thức ăn, hơi ấm từ bếp lửa sẽ làm ấm toàn bộ nền nhà.

Người Hàn đã thiết kế để khói của bếp từ lò đun thoát ra, len lỏi khắp mọi nơi dưới nền nhà rồi mới ra ngoài theo đường ống khói. Hệ thống sưởi Ondol này đã ra đời từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên và vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Do sống trong các ngôi nhà Hanok nên người Hàn có văn hóa sinh hoạt không mang dép trong nhà và chủ yếu ngồi trực tiếp lên sàn nhà. Tuy nhiên, từ những năm cuối thập niên 1960, các tòa nhà căn hộ bắt đầu được xây dựng và ngày càng phát triển nhanh chóng. Các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, dẫn đến văn hóa nhà ở của Hàn Quốc cũng thay đổi dần theo thời gian.

Ngày nay, tại các thành phố lớn, người Hàn chủ yếu sinh sống trong các căn hộ, nhà riêng, nhà trọ, nhà kết hợp văn phòng, nhà một phòng,… với nhiều mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu và điều kiện sống của mỗi người.

Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Hanbok (한복 – Hàn phục). Hanbok là một phần của lịch sử Hàn Quốc và cũng là di sản văn hóa quốc gia được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong đời sống hiện đại, Hanbok là bộ trang phục trang trọng, đồng hành xuyên suốt các sự kiện quan trọng trong cuộc đời người Hàn từ những ngày mới ra đời cho đến khi trưởng thành như tiệc thôi nôi, tiệc sinh nhật, lễ trưởng thành, lễ kết hôn hay tiệc mừng thọ.

Ngoài ra, Hanbok còn được mặc trong các dịp lễ lớn như Tết âm lịch cổ truyền Seollal, Tết Đoan ngọ Dano, Tết Trung thu Chuseok.

Còn trong cuộc sống thường ngày, giới trẻ Hàn thường mặc trang phục đơn giản, các màu sắc nhẹ nhàng, không quá nổi bật và thu hút sự chú ý. Đặc biệt, với nữ, người Hàn thường quan niệm có thể mặc váy ngắn nhưng không thể mặc áo hở vai vì sẽ bị xem là “hở hang” và kém thanh lịch.

Nhờ lợi thế địa lý 3 mặt giáp biển và 70% diện tích là đồi núi, cùng với các dòng sông trải dài khắp lãnh thổ, văn hóa ẩm thực từng vùng miền, địa phương ở Hàn Quốc vô cùng phong phú và độc đáo.

Món ăn Hàn Quốc chủ đạo trên bàn ăn là cơm, kế đến là các món phổ biến khác như canh, các món mặn, trái cây, đồ tráng miệng (trái cây, bánh kẹo truyền thống) và tất nhiên không thể thiếu đi kim chi –  món ăn phụ được xem như là tinh hoa của ẩm thực Hàn Quốc.

Cơm: Là quốc gia từng trải qua cảnh đói nghèo nên Hàn Quốc đặc biệt xem trọng hạt gạo, họ quan niệm rằng “không gì quý hơn hạt gạo”. Thế nên, cơm cũng là món ăn cơ bản nhất đối với người Hàn, họ thường ăn cơm được nấu từ gạo tẻ. Ngoài ra, cũng có thể trộn gạo với các nguyên liệu khác như đậu, lúa mạch, ngô, khoai tây để tạo nên bữa cơm thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.

Banchan (món ăn kèm): Ở Hàn Quốc có rất nhiều các món ăn kèm đa dạng. Cơm và canh thì được để trong bát riêng của từng người nhưng các món ăn kèm được để vào đĩa ở giữa bàn ăn để cùng ăn. Mỗi vùng lại có các loại rau và các nguyên liệu nấu nướng khác nhau nên số loại các món ăn kèm có thể lên tới cả hàng trăm món.

Đại đa số mọi người khi khám phá đất nước Hàn Quốc sẽ thắc mắc Hàn Quốc được mệnh danh là gì hay Hàn Quốc nổi tiếng về cái gì, thì câu trả lời là “Xứ sở kim chi” – một cụm từ thú vị gắn liền với văn hóa ẩm thực của quốc gia này. Hàn Quốc nổi tiếng với món kim chi và các món ăn cay.

Trong các loại banchan thì kim chi là món ăn được ưa chuộng nhất và từ lâu đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng của người Hàn. Các loại kim chi được muối từ những nguyên liệu đa dạng như cải thảo, củ cải, dưa chuột, hành lá, v.v. Đặc biệt, vì người Hàn rất thích ăn cay nên họ thường trộn thêm ớt bột để tăng thêm vị cay cho món kim chi.

Việc muối kim chi của người Hàn phổ biến đến mức họ có hẳn một từ gọi là Kimjang để chỉ hoạt động này. Kimjang là hoạt động các thành viên trong gia đình và họ hàng, làng xóm cùng nhau muối một lượng lớn kim chi vào dịp cuối thu để chuẩn bị cho cả mùa đông.

Rượu: Hàn Quốc nổi tiếng với các loại rượu làm từ ngũ cốc lên men. Người Hàn cũng cho cả thảo dược và trái cây vào để làm tăng thêm hương vị của rượu. Một số loại rượu nổi tiếng ở Hàn Quốc có thể kể đến như Soju, Makgeolli, Baekju,…

Hàn Quốc là quốc gia tự do về tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của người dân được bảo vệ bằng Hiến pháp. Trong lịch sử, phần lớn các tôn giáo ở Hàn Quốc đều lần lượt trải qua thời kỳ hưng thịnh và suy tàn khác nhau.

Đến ngày nay, các tôn giáo này được hoạt động tự do và tồn tại hài hòa trong xã hội hiện đại. Một số tôn giáo có số lượng tín đồ Hàn đông đảo có thể kể đến như Phật giáo, Tin Lành giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, v.v.

Quá trình công nghiệp hóa thần tốc trong chỉ 20 năm đã mang đến cho Hàn Quốc nhiều thành tựu phát triển vượt bậc, nhưng mặt trái của nó là làm nảy sinh cảm giác bất an, cô độc trong tâm hồn người Hàn. Đó cũng là lý do chính khiến họ tìm đến với những ảnh hưởng của các hoạt động tôn giáo để nhận được sự an ủi, vỗ về trong cuộc sống.

Cơ hội học tập, nghiên cứu tại Hàn Quốc dành cho du học sinh

Không chỉ chú trọng đầu tư và phát triển giáo dục dành cho học sinh, sinh viên trong nước mà Chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút sinh viên quốc tế. Rất nhiều du học sinh từ khắp nơi trên thế giới chọn Hàn Quốc là điểm đến để theo đuổi việc học tập, nghiên cứu cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.

Được học tập, nghiên cứu tại một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới với chi phí học tập hợp lý, nhiều học bổng và chương trình hỗ trợ, môi trường sống văn minh, cơ hội việc làm hấp dẫn là những lý do giúp cho “xứ sở kim chi” trở thành quốc gia được nhiều du học sinh lựa chọn.

Hơn nữa, mỗi trường đại học tại đây đều có chương trình giảng dạy tiếng Hàn cho sinh viên quốc tế trước khi bắt đầu theo học chuyên ngành nên vấn đề khác biệt ngôn ngữ có thể dễ dàng khắc phục. Các chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của du học sinh.

Văn học Hàn Quốc được chia thành văn học cổ điển và văn học cận hiện đại. Trong đó, văn học cổ điển phát triển dựa trên bối cảnh tín ngưỡng dân gian truyền thống và chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo lớn như Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo.

Khác với văn học cổ điển, văn học cận hiện đại Hàn Quốc trải qua quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây nên chịu ảnh hưởng khá lớn từ những tư tưởng và khuynh hướng tư duy nghệ thuật đến từ phương Tây.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các tác giả Hàn Quốc viết về nhiều chủ đề khác nhau với đa dạng các thể loại văn học. Ban đầu, các tác phẩm chủ yếu được viết bằng chữ Hán, sau đó chữ Hán vốn đại diện cho văn hóa của giai cấp thống trị đã đánh mất vị thế trong xã hội và dần bị thay thế bởi các tác phẩm viết bằng chữ Hangeul do Vua Sejong sáng tạo ra.

Ngày nay, dòng văn học hiện đại của Hàn Quốc cũng ngày càng phát triển và khẳng định được giá trị trong lòng độc giả trong và ngoài nước với những tác phẩm được xuất bản và dịch sang nhiều thứ tiếng. Nhiều tác giả nổi bật có thể kể đến như Han Kang (Người ăn chay), Shin Kyung Sook (Hãy chăm sóc mẹ), Gong Ji Young (Yêu người tử tù), Kim Ae Ran (Những năm tháng rực rỡ), v.v.

Hội họa Hàn Quốc phát triển nhất trong thời kỳ Joseon với nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và nhiều tác phẩm độc đáo và mang giá trị thời đại cao. Tiêu biểu trong giai đoạn này là thể loại tranh phong cảnh mô tả thực tế Hàn Quốc và tranh mô tả cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Jeong Seon (1676 – 1759), Shin Yun Bok (1758 – 1813) và Kim Hong Do (1745 – 1806) được đánh giá là những họa sĩ tiêu biểu trong giới hội họa Hàn Quốc thời kỳ này. Trong đó, Jeong Seon nổi tiếng với dòng tranh thủy mặc, còn Shin Yun Bok và Kim Hong Do chủ yếu dựa vào chất liệu của cuộc sống đời thường để tạo nên các bức họa đỉnh cao.

Ngày nay tại Hàn Quốc, các thế hệ họa sĩ đa tài, đa năng nhất thế giới liên tục được đào tạo thông qua quá trình giảng dạy cả hội họa phương Đông và hội họa phương Tây. Phần lớn các họa sĩ người Hàn Quốc đang hoạt động tại các trung tâm của nghệ thuật đương đại như New York, Paris.

Bên cạnh hội họa thì thư pháp là nghệ thuật điều chỉnh bút lông và mực tàu để viết chữ đẹp. Đây cũng là một hình thức nghệ thuật rất được người Hàn yêu thích. Người Hàn gọi 4 món dụng cụ viết thư pháp là “văn phòng tứ bảo”, gồm có: giấy, bút lông, mực tàu và nghiên mài mực.

Âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc được chia thành hai thể loại chính là nhạc cung đình và nhạc dân gian. Trong đó, thuật ngữ Gugak, nghĩa đen là “quốc nhạc”, đề cập đến âm nhạc và các điệu múa truyền thống trong cung đình Hàn Quốc.

Bên cạnh Gugak, âm nhạc dân gian Hàn Quốc cũng phát triển với đa dạng thể loại, phục vụ cho đối tượng và mục đích khác nhau. Nổi bật nhất trong âm nhạc dân gian không thể không nhắc đến nghệ thuật hát kể chuyện Pansori.

Pansori là loại hình hát kể chuyện dân gian với người hát đứng trên sân khấu kể chuyện bằng âm thanh, lời kể, điệu bộ, hòa cùng với nhịp trống của người đánh trống. Hình thức hát kể chuyện pansori phát triển từ thế kỷ 18, nhận được rất nhiều sự mến mộ của công chúng Hàn Quốc và phát triển thành âm nhạc nghệ thuật.

Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc cũng được sử dụng trong các nghi lễ quốc gia hoặc các nghi thức tôn giáo. Một đặc trưng khác của âm nhạc truyền thống là thường kết hợp phong phú các loại nhạc cụ, mỗi nhạc cụ có tên gọi và màu sắc âm thanh riêng biệt.

Cùng với âm nhạc, Hàn Quốc cũng có nhiều điệu múa truyền thống được sáng tạo trong suốt tiến trình lịch sử và vẫn được duy trì, gìn giữ cho đến ngày nay. Múa truyền thống Hàn Quốc cũng gồm có các điệu múa cung đình và các điệu múa dân gian.

Tùy thuộc vào nội dung muốn thể hiện, các điệu múa dân gian đa dạng như Ganggangsullae (múa vòng tròn), Gutchum (múa nghi lễ Shaman), Taepyeongmu (điệu múa hòa bình), Buchaechum (múa quạt), Geommu (múa gươm), v.v.

K-pop là tên gọi chung của loại hình âm nhạc hiện đại Hàn Quốc đang thịnh hành và được yêu thích trên khắp thế giới. K-pop là một trong những lĩnh vực tiêu biểu mở đầu làn sóng Hallyu và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bài hát “Gangnam Style” (PSY) được xem như thành công vang dội đã mở đường cho sự phát triển của K-pop. Bắt đầu từ Hàn Quốc, sau đó lan sang khu vực châu Á và nhiều nơi khác ở châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ, K-pop ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong lòng người hâm mộ trên khắp thế giới.

Ngày nay, các nhóm nhạc K-pop không ngừng xuất hiện và ghi nhiều dấu ấn trên con đường âm nhạc, đưa K-pop vươn ra thế giới. Nhóm nhạc nữ Wonder Girls gồm 5 thành viên đã tiến vào thị trường Mỹ vào năm 2009 với ca khúc “Nobody” lần đầu tiên lọt vào BXH Billboard Top 100.

Cùng với Wonder Girls, các thần tượng như DBSK, Girls’ Generation, Bigbang, 2PM, 2AM, Super Junior, 2NE1,… đã tổ chức thành công nhiều buổi biểu diễn trên khắp thế giới với sự ủng hộ của đông đảo fan hâm mộ.

BTS, EXO, GOT7, Seventeen, Blackpink, Twice, Red Velvet, Mamamoo… hay Stray Kids, New Jeans, Le Sserafim,… là những nhóm nhạc thần tượng tiêu biểu tiếp nối các thế hệ trước và không ngừng hoạt động tích cực, cống hiến cho nền âm nhạc Hàn Quốc hiện đại bằng các tác phẩm chất lượng cả về phần nghe nhìn và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Bên cạnh âm nhạc, làn sóng Hallyu cũng lan rộng nhanh chóng nhờ vào sức ảnh hưởng của các tác phẩm phim ảnh đến từ “xứ sở kim chi”. Từ nền điện ảnh lạc hậu, trải qua nhiều khủng hoảng, phim ảnh Hàn Quốc đã không ngừng thay đổi, đột phá và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Các nhà làm phim và dàn diễn viên Hàn Quốc đầu tư rất nghiêm túc và sẵn sàng bỏ ra toàn bộ thời gian, tiền bạc, công sức cho mỗi tác phẩm được ra mắt công chúng, chính điều này đã làm nên thành công của các tác phẩm và tạo dựng tên tuổi các cá nhân tham gia vào tác phẩm ấy.

Về mảng phim truyền hình, “Trái tim mùa thu” (2000), “Bản tình ca mùa đông” (2002), “Ngôi nhà hạnh phúc” (2004) hay “Nàng Dae Jang Geum” (2003) là những tác phẩm tiêu biểu từng khiến bao thế hệ khán giả thổn thức, mở đầu cho con đường phim ảnh của Hàn vươn ra thế giới.

Sau thời kỳ đầu tiên, phim truyền hình Hàn Quốc tiếp tục được đầu tư về cả nội dung và hình ảnh, mang đến cho công chúng ngày càng nhiều tác phẩm ấn tượng. Nổi bật có thể kể đến như “Vườn sao băng” (2009), Hậu duệ mặt trời” (2016), “Yêu tinh” (2016), “Trò chơi con mực” (2021), “Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo” (2022), v.v.

Về mảng phim điện ảnh, Hàn Quốc có không ít tác phẩm gây tiếng vang và đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài khu vực châu Á. “Oldboy” (2003), “Cổ điển” (2003) , “Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” (2013), “Chuyến tàu sinh tử” (2016), “Ký sinh trùng” (2019),… là những tác phẩm nổi bật được yêu thích nhất của làng điện ảnh Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một trong những điểm đến du lịch rất được yêu thích bởi du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhờ cơn sốt Hallyu, số người quan tâm và mong muốn khám phá đất nước này không ngừng gia tăng theo từng năm.

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, từ năm 2010 đến năm 2019, số lượng khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc tăng từ khoảng 8 triệu lên gần 17 triệu người.

Tính đến năm 2019, ngành Du lịch tại Hàn Quốc đã đóng góp khoảng 8,3% GDP của đất nước. Sự thành công của ngành du lịch tại Hàn Quốc chủ yếu nhờ vào các chính sách phát triển du lịch văn hóa và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng như sân bay, đường giao thông,… và đặc biệt là các chiến lược quảng bá hình ảnh Hàn Quốc đạt hiệu quả cao.

Seoul chắc chắn là một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Hàn Quốc. Đây là thành phố mang cả nét đẹp truyền thống và nét đẹp hiện đại, được bao quanh bởi núi non hùng vĩ, bên dòng sông Hàn thơ mộng là các kiến trúc cổ điển xen lẫn những tòa nhà chọc trời và khu thương mại, giải trí sầm uất.

Tháp Namsan (Tháp N Seoul) – tháp truyền hình và đài phát thanh đầu tiên tại Hàn Quốc được xây dựng vào năm 1969 – đã trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Seoul. Nơi này còn có đài quan sát có thể chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh của thành phố Seoul lung linh về đêm.

Tại Seoul cũng có nhiều điểm tham quan phù hợp với nhiều sở thích du lịch khác nhau. Cung điện Gyeongbokgung và Deoksugung, Cổng Gwanghwamun dành cho những ai muốn khám tìm hiểu về lịch sử Hàn Quốc;

Núi Naksan, Công viên Mungyeong Saejae dành cho những người yêu thiên nhiên và muốn tìm nơi hít thở không khí trong lành.

Hay Khu phố Itaewon, Công viên Lotte World, các trung tâm thương mại nổi tiếng cũng là những nơi luôn nhộn nhịp và sôi động giữa lòng thành phố.

Một địa điểm du lịch được yêu thích khác chính là đảo Jeju, nơi được mệnh danh là “thiên đường tình yêu” của Hàn Quốc. Với phong cảnh tuyệt đẹp, ẩm thực đặc sắc và nhiều nơi tham quan như núi Seongsan Ilchulbong, núi Sanbang, động Manjang, cánh đồng trà xanh O’Sulloc,… Jeju là nơi du lịch tuyệt vời dành cho những ai yêu thích thiên nhiên Hàn Quốc.

Một hòn đảo xinh đẹp khác tại “xứ sở kim chi” rất phát triển về du lịch chính là đảo Nami. Nơi này từng là bối cảnh quay của bộ phim truyền hình lãng mạn nổi tiếng “Bản tình ca mùa đông”. Từ đó, số người yêu mến bộ phim tìm đến đảo Nami ngày càng đông.

Với vị trí địa lý khá gần Seoul, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên và khu vui chơi, giải trí hấp dẫn, Nami là địa điểm thích hợp cho những chuyến du lịch Hàn Quốc, đặc biệt là vào mùa thu và đông.

Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, bên cạnh các thành phố lớn luôn tấp nập khách du lịch mỗi ngày, các khu vực địa phương Hàn Quốc cũng phát triển rất nhiều chương trình du lịch và sự kiện văn hóa để tôn vinh di sản văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên và quảng bá hình ảnh của địa phương mình.

Do đó, hàng năm có rất nhiều lễ hội cả truyền thống lẫn hiện đại được tổ chức khắp mọi nơi trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Một số lễ hội nổi tiếng có thể kể đến như: “Lễ hội câu cá trên băng ở Hwacheon” tại tỉnh Gangwon với các hoạt động như thi câu cá trên băng, thi bắt cá hồi bằng tay không,…; “Lễ hội múa mặt nạ ở Andong”; “Lễ hội tắm bùn Boryeong”; “Lễ hội đường chân trời ở Gimje”; “Lễ hội hoa anh đào Jeju”, “Lễ hội đèn lồng Jinju Namgang”; “Lễ hội hoa hồng”; “Lễ hội cát tại biển Haeundae”, v.v.