Sáng 6.7 đã diễn ra Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027, với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết và Phát triển”.
Nguyên tắc tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Thành phố Hà Nội.
- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là quầy giao dịch thủ tục hành chính của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Thành phố Hà Nội tại Trung tâm Hành chính công Tỉnh.
- Công khai, minh bạch và đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
- Nhân viên thực hiện TTHC hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nội dung, gia hạn thời gian giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc một lần, cụ thể, đầy đủ bằng văn bản.
- Công chức tiếp nhận thủ tục hồ sơ thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Thành phố Hà Nội không được yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thêm bất kỳ một loại giấy tờ nào khác ngoài danh mục thành phần hồ sơ theo quy định tại Quyết định của UBND Tỉnh về công bố Bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh, các sở, ban, ngành cấp Tỉnh áp dụng trên địa bàn Tỉnh.
Muốn biết thêm thông tin, số điện thoại, địa chỉ Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Thành phố Hà Nội, hãy liên hệ chúng tôi:
Công ty TNHH TMDV Tư Vấn Đại Việt
(HNMO) - Sáng 6-7, Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 được tổ chức trang trọng tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết và Phát triển”.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã gửi lẵng hoa chúc mừng đại hội.
Tham dự đại hội có Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng gần 600 đại biểu là tăng ni, Phật tử… đại diện cho các tín đồ Phật tử Việt Nam và Thủ đô Hà Nội.
Dự và chúc mừng đại hội, về phía trung ương có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phới...
Về phía thành phố Hà Nội, dự đại hội có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND thành phố Lê Hồng Sơn…
Phật giáo Thủ đô đồng hành cùng dân tộc
Đọc diễn văn khai mạc đại hội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch, Trưởng ban Hoằng pháp Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ IX của Phật giáo Thủ đô.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, trong 5 năm qua, dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội VIII - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” được đặt trên nền tảng “Đoàn kết hòa hợp - Trưởng dưỡng đạo tâm - Trang nghiêm Giáo hội”, tăng ni - Phật tử Thủ đô đã hòa hợp, đoàn kết một lòng quyết tâm thực hiện hoàn thành sứ mạng cao cả, trọng đại mà Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII giao phó, tạo nên những thành quả nổi bật về các mặt công tác như tăng sự, giáo dục Phật giáo, hoằng pháp, từ thiện xã hội…
Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), chương trình công tác Phật sự nhiệm kỳ IX (2022-2027) cho thấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố hiện có 30 đơn vị Phật giáo cấp huyện trực thuộc. Số lượng tăng ni chính thức là 2.028 vị, số lượng tự viện là 1.916 ngôi với nhiều danh lam cổ tự nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Chùa Trấn Quốc, chùa Hương, chùa Thầy…
Nhìn lại một nhiệm kỳ công tác Phật sự trên tinh thần đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm Giáo hội, tăng ni - Phật tử Thủ đô đã góp phần thực hiện có hiệu quả tôn chỉ, mục đích đúng đắn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Những thành quả Phật sự đạt được là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Giáo hội, sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của thành phố và các quận, huyện, thị xã.
Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027 với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết và Phát triển”, bằng trí tuệ bát nhã của người con Phật, nhìn thẳng vào thực tiễn, đại hội tập trung thảo luận, rút ra những ưu điểm để phát huy, những hạn chế tồn tại để khắc phục, trên cơ sở đó đề ra chương trình hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ tới.
Tích cực đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô
Thay mặt lãnh đạo thành phố phát biểu chúc mừng đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 khẳng định sự phát triển toàn diện, sự đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của Phật giáo thành phố.
Thời gian qua, Phật giáo thành phố luôn tích cực và triển khai rất hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo với tổng số kinh phí đã thực hiện nhiệm kỳ 2017-2022 là trên 131 tỷ đồng. Đặc biệt, trong thời điểm cả nước đương đầu với đại dịch Covid-19, Phật giáo thành phố đã thực sự kề vai sát cánh cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch chăm lo an sinh xã hội cho nhân dân và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường vận dụng công nghệ thông tin để thuyết pháp online cho Phật tử.
“Những hành động cao đẹp, đầy tình nhân ái của đồng bào Phật giáo nói chung, của tăng ni, Phật tử Phật giáo thành phố Hà Nội nói riêng trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua thực sự đã làm lay động hàng triệu trái tim, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng chí Lê Hồng Sơn ghi nhận.
Nhấn mạnh Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng, đồng chí Lê Hồng Sơn đề nghị, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, thách thức để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu này, đồng chí Lê Hồng Sơn bày tỏ tin tưởng tăng ni và đồng bào Phật giáo thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực, thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong các hoạt động Phật sự và thế sự trong nhiệm kỳ 2022-2027. Đó cũng chính là tiếp tục phát huy truyền thống "Hộ quốc an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ra mắt Ban Trị sự nhiệm kỳ IX gồm 69 ủy viên
Bế mạc đại hội, Hòa thượng Thích Bảo nghiêm cho biết, qua 2 ngày làm việc khẩn trương, với sự tập trung trí tuệ trong tinh thần đoàn kết hòa hợp, thắm tình đạo vị của toàn thể các đại biểu, Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2027 đã thành công viên mãn.
Cụ thể, đại hội nhất trí thông qua báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII, cũng như chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX, suy cử thành phần nhân sự Ban Trị sự nhiệm kỳ IX gồm 69 ủy viên, Ban Thường trực gồm 23 thành viên, trong đó Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm tiếp tục làm Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội nhiệm kỳ IX; đồng thời nhất trí thông qua Nghị quyết của đại hội.
Đại hội ghi nhận những ý kiến phát biểu của chư tôn đức Giáo phẩm đại diện cho Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố cũng như quý vị lãnh đạo các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp.
“Nhìn lại quá trình hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng không ai trong chúng ta có thể phủ nhận sự từng bước ổn định và phát triển của Phật giáo Thủ đô, đó chính là động lực mạnh mẽ làm cơ sở cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh trong quá trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ mới. Đại hội ghi nhận và tán dương công đức của quý Hòa thượng - Thượng tọa - Đại đức tăng ni và tín đồ Phật tử trong toàn thành phố, trong 5 năm qua, với cương vị và trách nhiệm của mình đem hết khả năng tiến hành các hoạt động Phật sự, tạo nên những kết quả rực rỡ của Phật giáo Thủ đô Hà Nội ngày nay”, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết.
* Tại đại hội, Ban tổ chức đã công bố các quyết định tuyên dương công đức và khen thưởng các tăng ni, Phật tử có nhiều đóng góp trong công tác Phật sự nhiệm kỳ qua. Cụ thể, có 1 tập thể và 25 cá nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội được nhận Bằng tuyên dương công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vì có nhiều công đức đối với đạo pháp dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội và Việt Nam.
Để ghi nhận thành tích xuất sắc của các tăng ni, Phật tử Thủ đô trong công tác Phật sự, góp phần vào sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch nước đã ký các quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội; Huân chương Đại đoàn kết cho 3 chư tôn đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố và nghi lễ trao thưởng đã được tổ chức vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tháng 11-2021.
Nhân dịp đại hội, Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho 4 cá nhân; Huân chương Đại đoàn kết cho 4 cá nhân.
Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng khen cho 10 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Phật sự và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu trao Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc cho các cá nhân.
Thừa ủy quyền của Chính phủ, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã trao tặng Bằng khen cho các cá nhân.
Nhân dịp này, các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng trao tặng đại hội bức trướng và lẵng hoa chúc mừng.
Lễ hội nông sản thành phố Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 27 - 31/12, tại Khu đô thị Mailand Hanoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Sự kiện đã thu hút được trên 100 tổ chức, cá nhân của thành phố Hà Nội và các tỉnh bạn tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tại 145 gian hàng và 2 khu trưng bày giới thiệu cây cảnh có giá trị cao…
Phát biểu tại lễ khai mạc vào tối 27/12, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp lớn, có sự đa dạng về địa hình với vùng đồng bằng, vùng đồi, núi, vùng bãi và 9 con sông chảy qua rất thuận lợi cho phát triển giao thương văn hoá, kinh tế cùng với 1.350 làng nghề đặc sắc, giàu tiềm năng du lịch.
Với lợi thế đó, trong những năm qua nông nghiệp Hà Nội không ngừng phát triển, đa dạng về sản phẩm, giá trị không ngừng được nâng cao đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Thực hiện sự chỉ đạo và định hướng của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường. Đồng thời đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thông minh, gắn với phát triển dịch vụ, du lịch nông thôn, giáo dục trải nghiệm.
Hà Nội đã chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản trong cả nước.
Mặt khác, bảo tồn và phát triển các sản phẩm làng nghề thế mạnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội; tôn vinh các nghệ nhân làng nghề, các đơn vị, cá nhân sản xuất gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp…
Để tiếp tục thúc đẩy kết nối giao thương giữa Hà Nội với các tỉnh, tiến tới xuất khẩu sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tôn vinh các nghệ nhân làng nghề, các đơn vị cá nhân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ hội nông sản năm 2023 với mong muốn: Tạo cơ hội kết nối giữa nhà quản lý - nhà khoa học - nhà nông - nhà kinh doanh - người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn và hướng tới xuất khẩu.
“Lễ hội nông sản năm 2023 là sự kiện lớn của ngành nông nghiệp Thủ đô, đẩy mạnh kết nối, xúc tiến thương mại các sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, tôn vinh các nghệ nhân làng nghề, các đơn vị, cá nhân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thông qua lễ hội, mối liên kết giữa nhà quản lý, khoa học, nông dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ được gắn kết hơn nữa, từ đó mở ra nhiều cơ hội xây dựng các chuỗi liên kết nông sản, làng nghề, giải quyết hiệu quả bài toán tiêu thụ”, ông Đại nhấn mạnh.
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố và trao chỉ dẫn địa lý “La Tinh Hoài Đức” cho sản phẩm bưởi đường huyện Hoài Đức. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được công nhận trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội.
"Diện tích trồng bưởi đường La Tinh tại huyện Hoài Đức hiện đạt 378 ha, năng suất bình quân 200 tạ/ha, sản lượng ước đạt 7.000 tấn, giá trị bình quân gần 600 triệu đồng/ha".
Ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
Trong khuôn khổ lễ hội, vào ngày 28/12, Vòng chung khảo Hội thi tìm hiểu kiến thức khoa học kỹ thuật và quảng bá tiêu thụ sản phẩm bưởi Hà Nội được tổ chức với 12 giống bưởi ngon, đặc sắc. Hội thi là cơ hội để các tổ chức, cá nhân tham gia ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua hoạt động xúc tiến thương mại.
Dự kiến ngày 29/12, sẽ diễn ra hội nghị Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản (bưởi, chuối, lúa chất lượng) và các sự kiện văn hóa kết nối...