Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế GTGT.

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Căn cứ Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014) thì đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt muộn có bị phạt không?

Có, hộ kinh doanh nộp chậm sẽ bị phạt chậm nộp theo quy định tại Luật Quản lý thuế, với mức phạt tăng theo thời gian chậm nộp.

III. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán ra, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu, bao gồm:

2. Với hàng hóa nhập khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc các trường hợp sau:

3. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa trong nước bán vào khu chế xuất và chỉ sử dụng trong khu phi thuế, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu chế xuất được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ;

4. Máy bay, du thuyền được sử dụng vào mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch; máy bay sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng;

5. Về các loại phương tiện như: xe ô tô cứu thương, xe chở tội phạm, xe tang lễ, xe có chỗ ngồi và chỗ đứng từ 24 người trở lên và các loại xe trong khu vui chơi, thể thao và các loại xe chuyên dụng không đăng ký lưu hành và tham gia giao thông;

6. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.

Thuế tiêu thụ đặc biệt có thể nộp online không?

Có, bạn có thể khai và nộp thuế TTĐB trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Kinh doanh dịch vụ karaoke có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, các loại hình dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

Theo đó, kinh doanh dịch vụ karaoke thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ xa xỉ do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, nhập khẩu và tiêu thụ ở Việt Nam.

Thu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích điều tiết sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập người tiêu dùng, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Tính gián thu của thuế tiêu thụ đặc biệt là do các cơ sở trực tiếp sản xuất hàng hoá đó nhưng người chịu thuế là người tiêu dùng vì thuế được cộng vào giá bán. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

V. Các câu hỏi thường gặp khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Thời điểm xác định thuế TTĐB đối với ngành kinh doanh massage, karaoke, bar… là khi nào?

Là thời điểm đã hoàn thành xong dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Công ty tôi có đăng ký ngành nghề kinh doanh về mảng du lịch, khi công ty chúng tôi mua du thuyền về mục đích cho khách hàng du lịch dịch vụ ngắm hoàng hôn trên sông. Thì công ty chúng tôi khi mua du thuyền này có phải chịu thuế TTĐB không?

Theo quy định về Luật Thuế TTĐB, du thuyền sử dụng cho mục đích vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và vận chuyển hành khách du lịch thì du thuyền đó sẽ không phải chịu thuế TTĐB.

3. Trong tháng 05/2021, công ty chúng tôi có mua mặt hàng rượu có chịu thuế TTĐB để xuất khẩu nhưng do dịch Covid nên chúng tôi chỉ xuất khẩu được 1 phần, phần còn lại chúng tôi bán trong nước. Như vậy, trong tháng 05/2021 chúng tôi phải kê khai và nộp thuế TTĐB như thế nào?

Rượu là mặt hàng chịu thuế TTĐB nếu nhập khẩu và tiêu dùng trong nước, đối với trường hợp xuất khẩu rượu ra nước ngoài sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB, số lượng còn lại khi bán trong nước sẽ phải kê khai và nộp thuế TTĐB trong tháng 05/2021.

Mai Hoàng - Phòng Kế toán Anpha

Trong lĩnh vực kinh doanh karaoke, việc hiểu rõ các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt hộ kinh doanh karaoke là điều không thể thiếu để đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững. Đây là loại thuế áp dụng cho các ngành nghề đặc thù, bao gồm cả dịch vụ giải trí như karaoke. Nhưng làm thế nào để tính toán thuế một cách chính xác, tối ưu và đúng quy định? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh karaoke

I. Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB) là loại thuế gián thu, đánh vào các loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng trong xã hội. Nhằm mục đích tăng ngân sách cho nhà nước và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh cho những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Hộ kinh doanh phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Cách tính thuế TNCN cho hộ kinh doanh dịch vụ karaoke được thực hiện trên tỷ lệ phần trăm doanh thu. Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế suất TNCN áp dụng cho dịch vụ giải trí như karaoke là 2% trên doanh thu.

IV. Hướng dẫn cách tính, công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT) nếu có và thuế GTGT, được xác định cụ thể như sau:

Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu)

Đối với hàng hóa tại khâu bán ra trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá bán chưa thuế GTGT - Thuế BVMT (nếu có)

Công ty cổ phần bia Sài Gòn bán 1.000 chai bia cho Đại lý A có giá 15.000 đồng/chai chưa bao gồm thuế GTGT và có tiền cược vỏ chai là 1.000 đồng/chai, tổng số tiền vỏ chai đặt cược là 1.000.000 đồng. Hết quý, công ty cổ phần bia Sài Gòn và Đại lý A thực hiện quyết toán: số vỏ chai thu hồi được là 900 chai còn 100 chai không thu hồi được, nên công ty cổ phần bia Sài Gòn trả lại cho Đại lý A 900.000 đồng tiền cược vỏ chai, còn 100 vỏ chai tương đương với 100.000 đồng sẽ đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB. Biết rằng thuế suất thuế TTĐB là 65%, khi đó:

➜ Doanh thu bán 1.000 chai bia = 1.000 x 15.000 = 15.000.000 đồng;

➜ Doanh thu tính thuế TTĐB = 15.000.000 + 100.000 = 15.100.000 đồng;

➜ Giá tính thuế TTĐB = 15.100.000 / (1 + 65%) = 9.151.515 đồng;

➜ Thuế TTĐB phải nộp = 9.151.515 x 65% = 5.948.485 đồng.

Nhập khẩu 1 lô hàng điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống của Nhật Bản có giá CIF là 10.000 USD, thuế suất thuế nhập khẩu là 30%, thế suất thuế TTĐB là 10%. Giả sử tỷ giá tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.890 VNĐ. Sau đó bán cho thị trường trong nước với giá 450.000.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Tính số tiền thuế TTĐB mà cơ sở kinh doanh phải nộp?

➜ Giá tính thuế TTĐB hàng nhập khẩu = 10.000 x 22.890 = 228.900.000 đồng;

➜ Thuế nhập khẩu = 228.900.000 x 30% = 68.670.000 đồng;

➜ Thuế TTĐB nộp ở khâu nhập khẩu = (228.900.000 + 68.670.000) x 10 % = 29.757.000 đồng

(Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT là 450.000.000 đồng)

➜ Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước = (450.000.000) / (1 + 10%) = 409.090.909 đồng;

➜ Thuế TTĐB khi bán ra trong nước = 409.090.909 x 10% = 40.909.091 đồng;

➜ Như vậy, Thuế TTĐB phải nộp = 40.909.091 - 29.757.000 = 11.152.091 đồng

Giá tính thuế TTĐB đối với các ngành dịch vụ là giá bán ra chưa có thuế GTGT, cụ thể:

Tham khảo: Cách đăng ký và nộp thuế điện tử.

Nếu doanh thu tháng này giảm, có thể điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Có, thuế TTĐB được tính theo doanh thu thực tế từng kỳ, do đó nếu doanh thu giảm, số thuế cũng giảm tương ứng trong kỳ khai thuế.

Tóm lại, kinh doanh dịch vụ karaoke là một trong những loại dịch vụ không thiết yếu và xa xỉ theo quy định của pháp luật. Do đó, mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho loại hình này là khá cao. Nếu có những thắc mắc nào về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hộ kinh doanh karaoke cũng như chi tiết các thủ tục, quý đọc giả có thể liên hệ với Luật ACC để được tư vấn chi tiết hơn.

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hộ kinh doanh karaoke

Thuế tiêu thụ đăc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế TTĐB

Căn cứ khoản 9 Điều 5 Thông tư 195/2015/TT- BTC, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh quán karaoke được tính theo công thức sau:

Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và karaoke, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (Ví dụ: tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).

*Lưu ý: Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.”

Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh dịch vụ karaoke, giá dịch vụ hát karaoke 1h là 50.000 đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke của hộ kinh doanh ông A như sau:

Giá tính thuế thu nhập đặc biệt = 50.000 / (1+ 30%) = 38.461 đồng;

Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke = 38.461 x 30% = 11.538 đồng;

Với mức giá dịch vụ hát karaoke là 50.000 đồng/h, thì gia đình ông A đóng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là: 11.538 đồng. Dựa vào căn cứ tính thuế như trên bạn có thể xác định được mức thuế phải đóng cho công ty của mình.