Buồn Ngủ Liên Tục Là Triệu Chứng Gì

Buồn Ngủ Liên Tục Là Triệu Chứng Gì

Cảm thấy mệt mỏi và hay buồn ngủ có thể xuất phát từ nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Theo đó, hay buồn ngủ nhiều hay thường xuyên buồn ngủ có thể là dấu hiệu của những bệnh lý thần kinh, tim mạch, nội tiết… nguy hiểm.

Có một thời gian biểu cho việc ăn uống phù hợp

Điều này vừa tạo thành thói quen thức dậy đúng giờ để hoàn thành bữa sáng vừa giúp ngăn ngừa thiếu hụt năng lượng trong ngày. Thiếu hụt năng lượng có thể khiến cơn buồn ngủ tăng lên.

Một chế độ và thói quen ăn sáng giúp đem lại cho bạn năng lượng tốt

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ. Tập thể dục, đặc biệt là thể dục nhịp điệu khiến cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Tập thể dục cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn vào ban ngày và giúp đầu óc luôn tỉnh táo và minh mẫn qua đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ.

Hay buồn ngủ là bệnh gì hoặc có thể tiềm ẩn bệnh lý gì?

Thường xuyên buồn ngủ đôi khi không phải là một dấu hiệu sức khỏe bình thường. Buồn ngủ nhiều, đặc biệt là vào ban ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm về thần kinh, tim mạch, hô hấp, nội tiết… Cụ thể, các bệnh lý có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, muốn ngủ nhiều gồm có:

Rối loạn giấc ngủ được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến một người mệt mỏi, hay buồn ngủ. Các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ có thể kể đến như chứng ngủ rũ, mất ngủ, khó ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ… (1)

Rối loạn giấc ngủ khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, dễ gây thiếu ngủ. Lúc này, cơ thể cần ngủ nhiều hơn để bù đắp lại số giờ ngủ bị thiếu hụt, biểu hiện bằng tình trạng hay buồn ngủ kể cả ban ngày. Ngoài ra, chứng ngủ rũ, một hình thức của rối loạn giấc ngủ, cũng có thể là nguyên nhân khiến một người thường xuyên buồn ngủ.

Alzheimer và sa sút trí tuệ là nhóm bệnh lý thần kinh làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, có thể dẫn đến tình trạng hay buồn ngủ nhiều. Ngủ ngày càng nhiều là đặc điểm chung của người mắc bệnh mất trí nhớ giai đoạn sau. Khi bệnh tiến triển, tổn thương não của người bệnh ngày càng lan rộng và họ dần trở nên yếu hơn, cảm thấy mệt mỏi khi thực hiện những công việc tương đối đơn giản như giao tiếp, ăn uống hoặc cố gắng hiểu những gì đang diễn ra xung quanh họ. Điều này có thể khiến người bệnh ngủ nhiều hơn vào ban ngày vì các triệu chứng của họ trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh cũng có thể góp phần gây buồn ngủ, bao gồm thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc ngủ.

Buồn ngủ là một triệu chứng thường xảy ra sau chấn thương sọ não. Những vết thương nặng hơn sẽ dẫn đến buồn ngủ nhiều hơn. Khoảng 1/4 đối tượng bị chấn thương sọ não vẫn buồn ngủ 1 năm sau chấn thương.

Tâm trạng buồn bã, cáu kỉnh kéo dài; cảm giác mất hứng thú với mọi thứ; cảm giác tuyệt vọng, vô dụng hoặc tội lỗi;… là những trạng thái tâm lý thường gặp ở người bị trầm cảm. Ngoài mặt tâm lý, trầm cảm còn “tấn công” sức khỏe thể chất của người bệnh, khiến người bệnh mệt mỏi và có thể buồn ngủ nhiều. (2)

Trầm cảm và giấc ngủ liên hệ chặt chẽ với nhau. Phần lớn những người bị trầm cảm đều gặp vấn đề về giấc ngủ. Trầm cảm và các vấn đề về giấc ngủ cũng có mối quan hệ hai chiều. Giấc ngủ kém chất lượng có thể góp phần vào sự phát triển của trầm cảm và trầm cảm khiến người bệnh khó ngủ hơn và dễ mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày hơn.

Buồn ngủ ban ngày quá mức có thể là một triệu chứng phổ biến ở những người bệnh may mắn sống sót sau đột quỵ, đặc biệt là ở trong giai đoạn hồi phục đầu tiên.

Điều này là do não cần thêm năng lượng để chữa lành những tổn thương phát sinh. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ thúc đẩy sự dẻo dai của hệ thần kinh sau đột quỵ.

Ngoài ra, hay buồn ngủ, thường xuyên buồn ngủ có thể là biểu hiện của các bệnh lý hay vấn đề sức khỏe khác nhau dưới đây:

Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn có ít tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến nơi cần thiết hơn. Việc thiếu oxy này gây ra các triệu chứng liên quan đến thiếu máu như mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, khát nước, đổ mồ hôi và thở nhanh. Một số trường hợp bạn cũng có thể bị thiếu máu mà không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào – đặc biệt nếu bệnh nhẹ hoặc phát triển chậm theo thời gian.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng sắt thấp có liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là chứng rối loạn giấc ngủ. Bạn có thể bị mất ngủ do thiếu máu bởi sắt cần thiết để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến giấc ngủ như serotonine và dopamine. Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến các lượng chất dẫn truyền thần kinh giảm đi và gây mất ngủ. Tuy nhiên, do thiếu máu gây mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng nên nhiều người cũng cảm thấy muốn ngủ nhiều hơn dù không thể ngủ được, chất lượng giấc ngủ kém. (3)

Mệt mỏi, suy nhược và mất ngủ là những triệu chứng phổ biến ở người bệnh mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh đa xơ cứng, bệnh tiểu đường loại 1, bệnh celiac, hội chứng mệt mỏi mãn tính và viêm khớp dạng thấp,… Đây cũng được xem là các triệu chứng vô cùng khó chịu vì người bệnh luôn cảm thấy kém tỉnh táo, không đủ năng lượng cho bất kỳ hoạt động nào.

Bệnh ung thư ảnh hưởng đến thể chất và lượng hormone của cơ thể người bệnh, gây nên tình trạng hay buồn ngủ nhiều, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Tình trạng buồn ngủ nhiều ở người bị ung thư có thể tùy vào loại ung thư, thể trạng người bệnh, giai đoạn ung thư hay phương pháp điều trị ung thư. Những người mắc bệnh ung thư giai đoạn muộn có nhiều khả năng bị mệt mỏi buồn ngủ hơn những người mắc bệnh ung thư giai đoạn sớm.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính là tình trạng một người cảm thấy mệt mỏi dai dẳng kéo dài hơn sáu tháng và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Triệu chứng chính của hội chứng mệt mỏi mãn tính là kiệt sức quá mức nên người bệnh dễ cảm thấy buồn ngủ, khó chịu sau gắng sức, gặp các vấn đề về tập trung hoặc trí nhớ, nhức đầu hoặc đau cơ, đau họng,…

Sử dụng các thiết bị có ánh sáng xanh

Có khá nhiều người vẫn có thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ. Phần lớn họ đều cho rằng “xem mỏi mắt để dễ ngủ”. Trên thực tế thì vấn đề này lại mang kết quả hoàn toàn ngược lại. Bởi não bộ là một mạng lưới nơ-ron thần kinh phức tạp. Các mạng lưới này chịu trách nhiệm tăng sự tỉnh táo khi làm việc và thư giãn khi ngủ. Chúng rất dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài.

Khi sử dụng các thiết bị điện tử, các mạng lưới thần kinh được kích hoạt để đáp ứng nhu cầu. Điều này sẽ khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tự nhiên. Hơn nữa, các thiết bị điện tử thường phát ra ánh sáng màu xanh. Khoảng cách từ ánh sáng xanh đến mắt và rất ngắn. Điều này sẽ gây ức chế não bộ tiết hormone gây ngủ và gây cản trở đến chu kỳ ngủ.

Cách chống lại cơn buồn ngủ tạm thời

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ nhưng cần phải tỉnh táo, bạn có thể áp dụng một số mẹo để chống lại cơn buồn ngủ như:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Buồn ngủ là một tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp. Bạn cần đến thăm khám tại chuyên khoa thần kinh khi thấy hay buồn ngủ thường xuyên vào ban ngày, kèm theo mỏi mệt, suy nhược hoặc có thêm các triệu chứng khác. Không nên chủ quan với việc hay buồn ngủ, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân để can thiệp, điều trị hiệu quả.

Thức uống đầu tiên mỗi khi bạn nghĩ đến câu hỏi uống gì để không buồn ngủ là cà phê. Đây là lúc bạn cần uống một loại đồ uống có thể giúp bạn tỉnh táo và tập trung. Tình trạng mất nước cũng làm giảm mức năng lượng, gây mệt mỏi và ngất xỉu. Một số lựa chọn đồ uống mà có thể giúp bạn tỉnh táo và tập trung được Nhà thuốc Long Châu gợi ý trong bài viết này.

Thực trạng “buồn ngủ mà không ngủ được” hiện nay

Giấc ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu và cần đáp ứng để đảm bảo tốt cho sức khỏe của mỗi người trong cuộc sống hiện nay. Một giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng, chống uể oải hay ngáp ngắn ngáp dài và nạp thêm nguồn năng lượng mới để có thể bắt tay ngay vào công việc. Trung bình một người bình thường cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Đối với trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn so với người lớn khoảng 9 – 10 giờ thậm chí có thể hơn.

Tuy nhiên, hiện nay không ít người rơi vào tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng mất ngủ cấp tính và có thể chuyển nhanh sang giai đoạn mãn tính nếu không được quan tâm và có hướng giải quyết triệt để.

Các chuyên gia đã chứng minh và cho biết, hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể là dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh. Người bệnh thường có trạng thái mất ngủ vào ban đêm và mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài, uể oải, thậm chí ngủ gật vào ban ngày. Tình trạng chung của các đối tượng đang gặp phải thường có xu hướng buồn ngủ khi ngồi học tập hay làm việc nhưng khó chợp mắt khi nằm xuống.

Đa phần, hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được thường gặp khá phổ biến ở người trưởng thành mệt mỏi quá độ, áp lực từ công việc, đời sống và các mối liên hệ xã hội. Trường hợp số ít khác, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mới biết đi hay trẻ em ở độ tuổi đi học cũng có thể mắc phải. Điều này xảy ra khi trẻ nhỏ bỏ qua những giấc ngủ ngắn, thức khuya, đi ngủ muộn hoặc chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo.

Theo thống kê của giới y học, trung bình có đến 10% người trưởng thành đang mất ngủ mãn tính và hơn 15% trường hợp bị mất ngủ cấp tính. Hiện nay, tỷ lệ này đang không ngừng gia tăng và tạo nên làn sóng ám ảnh của không ít người. Nếu gặp phải tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

Những triệu chứng đã được liệt kê có thể gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe thần kinh, tâm trạng, sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống. Nghiêm trọng hơn, tình trạng buồn ngủ nhưng không thể ngủ được có thể trở thành thủ phạm tiềm ẩn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.