a) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: - Tổ chức thực hiện Chiến lược Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 (giúp Bộ trưởng); - Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo; ứng dụng, phát triển, chuyển giao và đổi mới công nghệ; ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật ở địa phương; thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ; quỹ đổi mới công nghệ. - Công tác truyền thông khoa học và công nghệ (giúp Bộ trưởng). - Công tác báo chí, xuất bản. b) Các đơn vị phụ trách: - Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ; - Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; - Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo; - Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; - Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; - Viện Ứng dụng công nghệ; - Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ; - Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng; - Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (giúp Bộ trưởng); - Báo VnExpress; - Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam; - Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. c) Các địa phưomg phụ trách theo dõi: - Các tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình. - Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. d) Tham gia các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Ủy ban: - Ban Điều hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước (Đề án 2395); - Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030; - Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; - Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương; - Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc cao trên trục Bắc Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia; - Ban Điều hành Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Đề án 844); - Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP); - Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc; - Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên; - Hội đồng Quy hoạch quốc gia; - Tham gia các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, ủy ban khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil
Trước đó, Bộ Công Thương vừa có quyết định về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
Quyết định này được thực hiện sau khi Bộ Công Thương lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu năm 2023 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 11/8/2023.
Theo đó, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil có địa chỉ trụ sở chính 465-467 Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh phải gửi bản chính Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số 55/GPXD-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp ngày 19/11/2021 về Bộ Công Thương.
Đồng thời, chuyển nộp ngay toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước và gửi bản sao chứng từ chuyển nộp tiền về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).
Xuyên Việt Oil được yêu cầu gửi bản chính giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu về Bộ Công Thương.
Trước đó vào đầu tháng 8/2023, lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1896 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu trong năm 2023 đối với 4 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xuyên Việt Oil (số 465-467 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát (số 73 Lê Lợi, phường Hải Đình, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình); Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (số 287 Ngô Đức Kế, quận Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An); Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà (Số 132 khu 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
Đoàn kiểm tra đã kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối. Ngoài ra, các thương nhân đầu mối bị kiểm tra việc duy trì các điều kiện về kinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, Nghị định 08 về điều kiện đầu tư kinh doanh, Nghị định 95 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83).
Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xuyên Việt Oil là 1 trong số gần 40 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước, được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu ngày 19/11/2021, hiệu lực trong 5 năm.
Năm 2022, Công ty Xuyên Việt Oil không được hải quan giải quyết nhập khẩu xăng, dầu. Lý do được Bộ Tài chính nêu là do công ty chậm nộp thuế, số thuế cưỡng chế lên tới trên 684 tỷ đồng.
Vì vậy, Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Xuyên Việt Oil theo quy định tại Nghị định 126/2020.
Đáng chú ý, tại kết luận thanh tra được Bộ Công Thương đã chỉ ra nhiều điều bất thường tại doanh nghiệp này.
Cụ thể, một trong những điều kiện quan trọng để Xuyên Việt Oil có được giấy phép làm đầu mối là đáp ứng về hệ thống phân phối, bên cạnh các quy định về cầu cảng, kho chứa, phương tiện vận chuyển…
Trong đó, để đủ điều kiện về hệ thống phân phối, có 37 đại lý bán lẻ của Công ty CP Đại Đồng Xuân được Công ty Xuyên Việt Oil kê khai thuộc hệ thống của mình thông qua cơ chế công ty mẹ - con. Cụ thể là Xuyên Việt có góp vốn trên 50% vào Công ty Đại Đồng Xuân.
Thế nhưng, điều đáng nói là, cũng chính trong ngày Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, Công ty Xuyên Việt Oil và Công ty CP Đại Đồng Xuân đã ký kết văn bản huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và tại thời điểm huỷ bỏ, “hai bên chưa thực hiện bất cứ quyền và nghĩa vụ nào của hợp đồng đã ký kết”.
“Điều này là không đúng quy định”, Bộ Công Thương khẳng định đồng thời kết luận Công ty Xuyên Việt chưa đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (có tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý hoặc thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu).
Năm 2021, công ty này không đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương. Trong quá trình thanh tra, doanh nghiệp bị phạt hành chính tới 4 hành vi, trong đó có việc không đăng ký hệ thống phân phối; không đáp ứng điều kiện hệ thống phân phối; gian lận trong kê khai đại lý…
Tháng 7/2022, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil đã bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu trong vòng 1,5 tháng.
Chiều 21/12, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Đỗ Thắng Hải (60 tuổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương về tội Nhận hối lộ, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ Luật Hình sự.
Đây là kết quả của quá trình điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và Nguyễn Thị Như Phương - Phó Giám đốc công ty này. Cả hai đều bị bắt vì tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ Luật Hình sự.
Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Đức Thọ - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo Điều 358 Bộ Luật Hình sự; ông Lê Duy Minh, Giám đốc Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh (nguyên Cục trưởng Cục thuế TP Hồ Chí Minh) về tội Nhận hối lộ.
Các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét nêu trên đã được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Khởi tố ông Lê Đức Thọ về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"
Bị can Lê Đức Thọ. Ảnh Bộ Công an
Cổng TTĐT Bộ Công an cho biết: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang thụ lý, điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Ngày 14/12/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Đức Thọ (sinh năm 1970; nơi thường trú và chỗ ở hiện tại: phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; khu đô thị Star Lake - Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can Lê Đức Thọ.
Hiện, vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật".